Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Một nghiên cứu do Nature Geoscience (Địa Khoa học Tự nhiên) thực hiện hồi tháng 3/2008 cho thấy tác động làm ấm nóng của bồ hóng có thể lớn gấp bốn lần ước tính về tác động của bồ hóng được đưa ra năm ngoái trong một báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu do Liên Hợp quốc tài trợ.
Đó là vì hầu hết mô hình khí hậu giả thuyết bồ hóng không kết hợp với các chất gây ô nhiễm khác trong khí quyển, V. Ramanathan, nhà khoa học khí quyển tại Đại học Califonia, Sandiego, tác giả của báo cáo, nói.
Tháng 3/2008, các nhà khoa học ở
Sau đó, tuần trước, một nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi các nhà khoa học khí quyển ở Đại học Texas A&M, phát hiện các hạt bồ hóng có tính phản ứng lại với các chất gây ô nhiều khác trong khí quyển hơn nhiều họ nghĩ trước đây.
Sau khi trộn bồ hóng lẫn với sulfuric acid, một chất gây ô nhiễm phổ biến từ các nhà máy điện, các nhà khoa học thấy bồ hóng ngăn sự tạo thành đám mây, có thể làm giảm mây bao phủ ở Houston tới 20 phần trăm và giảm khả năng mưa.
Nghiên cứu mới được thực hiện bởi ông Chương Nhân Nghĩa, nhà khoa học của Đại học Texas A&M, và các đồng nghiệp, củng cố thêm các kết luận của Ramanathan.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho rằng bồ hóng có thể kết hợp với các chất hóa học khác trong khí quyển rất dễ dàng, đặc biệt khi có phát thải của nhà máy điện gần đó” ông Chương nói.
Đáng chú ý nhất, các nhà nghiên cứu nhận thấy bồ hóng nhanh chóng trở nên bị bao phủ bởi sulfuric acid, một phản phẩm hóa học công nghiệp phổ biến và sản phẩm phụ của các nhà máy điện.
Sự tương tác với sulfuric acid chuyển hóa bồ hóng từ một phần tử có hình dạng bất định thành một phần tử có hình cầu. Thay vì chống nước, các hạt bồ hóng chuyển hóa có thể phân hủy và sự chuyển hóa cải thiện khả năng hấp thụ ánh sáng.
Khả năng bồ hóng chuyển hóa phân hủy cho thấy các hạt nhỏ có thể gây ra nhiều tác hại hơn khi con người hít phải. Con người có các mô có thể dễ dàng hấp thụ những chất này hơn, ông nói.
Trong khí quyển, bồ hóng chuyển hóa cấu thành một màn sương mầu nâu ngăn ánh sáng mặt trời. Trong khi điều tiết nhiệt độ ban ngày cao một chút, làn sương hoạt động cô lập vào buổi tối, giữ phóng xạ và ngăn nghiệt độ mát lên.
Bồ hóng chuyển hóa cũng ngăn sự kết hợp giữa các tầng khí quyển khác nhau, giữ cho ô nhiễm sát mặt đất hơn, ông Chương nói.
Nghịch lý thay, ông nói, bồ hóng chuyển hóa lại hấp thụ nhiều ánh sáng tử ngoại hơn, có khả năng làm giảm tầng ozone bằng cách lấy đi một thành phần chủ chốt được cần đến để cấu thành ozone.
“Theo những gì nghiên cứu này đưa ra, chúng tôi không thực sự hiểu những tương tác đó trong khí quyển như chúng tôi muốn”, Daniel Chan, một nhà khoa học khí quyển Đại học Rice, nói.
Bồ hóng và sulfate là những hạt nhỏ mịn trong không khí có bề rộng khoảng 21/2 micro mét hoặc nhỏ hơn, hay khoảng một phần mười nghìn inch (chiều dài Anh, bằng 2,54 cm). Các nhà khoa học ngày càng chứng tỏ chất hạt nhỏ mịn này, hay còn gọi là PM 2.5, có tác hại tới sức khỏe.
“Cho tới gần đây, chúng tôi thực sự hiểu rất ít về việc bồ hóng chuyển hóa khi chúng vào khí quyển ra sao”, Chương Nhân Nghĩa, nhà khoa học của Đại học Texas A&M và là tác giả dẫn đầu một bài báo về bồ hóng vừa được xuất bản trong Proceedings of the National Academy of Sciences, nói.
“Mọi nghiên cứu giúp các nhà khoa học hiểu được các hạt bồ hóng và các phát thải khác tương tác trong khí quyển sẽ có ích đối với việc tìm kiếm các chiến lược kiểm soát mức độ PM như thế nào”, Cohan nói.
Thu Hương (theo Chron.com)