Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Dạ dày biến thành tử cung
Ếch ấp bằng dạ dày (Rheobatrachus silus) được phát hiện vào năm 1972 ở vùng núi của bang Queensland, Australia. Nhưng sau đó gần như tuyệt chủng.
Một con ếch được đông lạnh còn lưu trữ lại
Ếch mẹ chuyển đổi dạ dày của mình thành tử cung. Nó nuốt trứng của mình và dừng việc tiết axit clohydric trong dạ dày để tránh tiêu hóa trứng của mình. Khoảng 20 đến 25 con nòng nọc nở bên trong dạ dày ếch mẹ và dịch nhầy từ mang của chúng tiết ra tiếp tục giữ cho chúng an toàn khỏi axit tại dạ dày.
Trong khi những con nòng nọc phát triển trong vòng sáu tuần, mẹ chúng không bao giờ ăn. Bụng ếch cái xẹp đi rất nhiều khiến phổi của nó sụp xuống, buộc nó phải thở bằng làn da của mình. Cuối cùng, nó sinh con bằng cách "nôn mửa", những con ếch con thành hình đầy đủ chui ra từ miệng mẹ.
Ếch mẹ sinh con bằng cách "nôn mửa"
Cộng đồng y tế đã ngay lập tức chú ý đến loại ếch này. Nếu sinh vật này có khả năng ngừng sản xuất axít trong dạ dày của nó, nó có thể cung cấp cách thức mới để điều trị viêm loét dạ dày hoặc giúp đỡ những người sau phẫu thuật dạ dày nhanh chóng lành vết thương.
Liệu còn có thể nhìn thấy loài ếch này lần nữa?
Việc nghiên cứu quá mức về loài ếch này đã dẫn đến sự tuyệt chủng của nó khoảng năm 1979 hoặc 1981 và mặc dù khảo sát trên thực địa rộng lớn, người ta không bao giờ tìm thấy một cá thể nào nữa. Ngay cả con ếch cuối cùng được nuôi nhốt cũng chết năm 1983.
Nhưng đang có triển vọng về việc hồi sinh loại ếch kỳ lạ này để phục vụ cho công tác nghiên cứu y tế một lần nữa.