Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Rảo nhanh qua phố bốc mùi ở thủ đô Tin ảnh

(14:41:23 PM 14/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Trên nhiều tuyến phố của Hà Nội tồn tại nhiều khu vực kinh doanh đặc biệt, cũng từ đó xuất hiện những mùi đặc trưng khiến nhiều người đi ngang qua phải rùng mình.

Mùi hôi của sự nổi tiếng

 

Chưa tới 2 km, phố Đông Tác, quận Đống Đa đã từ lâu đã trở thành khu vực kinh doanh của dân chuyên buôn bán hải sản. Chợ cóc đã bị dẹp bỏ từ lâu, con đường cũng đã mở rộng khang trang hơn nhưng vẫn không mất đi những quầy bán hải sản trên vỉa hè. Những sạp hàng san sát nhau cùng với việc không đảm bảo vệ sinh đã khiến cho con phố này có mùi tanh đặc biệt.

 

Chị Hải, một chủ sạp bán hải sản ở khu phố này đã vài năm, cho biết, khu phố Đông Tác này tuy ngắn nhưng lại có tiếng về kinh doanh hải sản ở Hà Nội. Chợ đã hàng chục năm và theo chị cái mùi hôi nay cùng chính là một phần của cái sự nổi tiếng đó.

 

Theo chị Hải, nếu như các khu vực khác chỉ lác đác vài loại hải sản tươi sống thì ở đây hầu như cái gì cũng có từ ngao, sò, ốc tới tôm, cua... Đủ loại mà giá lại tương đối mềm so với các siêu thị nên người dân cũng quen.

Còn về việc những quầy hàng bốc mùi tanh, chị Hải cho rằng, điều này là không thể tránh khỏi. Lượng hải sản tươi sống lớn, chủ yếu là bảo quản theo phương pháp thủ công hộp xốp, tủ đá và bày trong xô chậu, bể kính nên lâu ngày tích tụ thành mùi.

 

 

“Hàng cá làm sao mà tránh được mùi tanh, mới đi ngang qua thì thấy ớn nhưng chúng tôi bán hàng cũng quen có thấy mùi gì đâu”, chị Hải chia sẻ.

 

Bác Lâm, sống tại phố Đông Tác cho hay, con phố sau khi được sửa sang nhưng vẫn bị nhếch nhác bởi những hàng quán hải sản. Ban ngày thì hải sản tươi sống, tối người ta còn bày bán cả đồ nướng nên quanh năm khu phố này có mùi tanh khó chịu. Ngày bình thường đã vậy, những dịp trời nắng nóng, mùi tanh bốc lên khiến nhà bác luôn phải đóng cửa cả ngày.

 

 

Cũng chính vì mùi như vậy nên một số cửa hàng kinh doanh sản phẩm khác mới dọn tới đành phải dọn đi sớm vì ế ẩm. Như trường hợp của anh Nguyễn Minh Hiếu là một ví dụ, anh Hiếu thuê tầng 1 của một ngôi nhà giữa phố Đông Tác để kinh doanh quần áo xuất khẩu. Nhưng khi cửa hàng khai trương một thời gian, người mua lèo tèo, cầm cự một thời gian, anh Hiếu đành đóng cửa, trả mặt bằng để chuyển đi chỗ khác vì khách hàng phàn nàn khi tới khu vực này toàn mùi tanh khó chịu.

 

“Mình mới mở hàng ở đây cũng thấy tanh tanh nhưng không ngờ nó lại ảnh hưởng tới kinh doanh như vậy, chắc khu này chỉ hợp với bán thực phẩm”, anh Hiếu phàn nàn.

 

 

Còn chị Yến, chủ một cửa hàng giặt là mới mở trên phố này cũng đang ế ẩm: “Cả tuần chỉ vài khách, tình trạng kinh doanh kiểu này chắc cũng sớm dẹp tiệm thôi. Tôm cua cá át hết cả vía rồi”.

 

Nếu như phố Đông Tác đặc trưng hải sản thì phố Gia Ngư – Hàng Bè, quận Hoàn Kiếm lại là địa điểm tập trung nhiều cửa hàng bán sản phẩm mắm tép chưng nức tiếng gần xa. Chỉ mới đến đầu phố Gia Ngư, đã ngửi thấy mùi mắm tép chưng thịt thơm nức mũi. Theo quan sát có tới hàng chục quán bày bán mắm tép chưng thịt, khu phố cổ chật chội, nhiều cửa hàng chế biến ngay vỉa hè.

 



 

Trong khu vực chật hẹp, các chủ quán tận dụng nhiều xô chậu để nắm tép, thậm chí còn để trong xô nhựa đựng sơn. Chưa đánh giá về mức độ an toàn thực phẩm nhưng việc chế biến này đã khiến con phố này cũng phải bốc mùi.

 

 

Ông Phán, chủ cơ sở mắm tép cho hay, cửa hàng đã sản xuất mắm tép từ 20 năm nay, phố này có tiếng kinh doanh mắm tép từ lâu đời. Nhiều người ở tỉnh xa, thậm chí cả Sài Gòn cũng tới đây mua. Khi hỏi về an toàn thực phẩm cũng như việc bốc mùi đặc trưng cho phố, ông Phán cho rằng, mùi thì không tránh khỏi, chỉ ai không ăn được mới không ưu mùi này.

Mùi thập cẩm khó đặt tên

 

Qua gầm cầu Long Biên đi sang phía chợ đầu mối Long Biên, thuộc địa bàn phường Phúc Xá - quận Ba Đình, khu chợ đầu mối cũng khiến cho khu phố này chịu ảnh ô nhiễm bẩn và đủ mùi.

 

Phía ngoài chợ Long Biên là bãi đỗ xe, nơi giao nhận hàng từ các nơi đổ về chợ, nào là chợ cá thịt, rau, hoa quả với đủ các loại rác. Con đường dẫn vào khu dân cư lổn nhổn đất đá và rác rưởi còn ngày mưa thì lầy lội khó đi. Ngay cạnh khu ổ chuột là mương nước thải đen ngòm được người dân gọi là "cống thối" vì lúc nào cũng bốc mùi khó ngửi.

 



Tương tự như vậy, một đoạn đường ngắn của con phố Định Công khoảng 300m xuất hiện 3-4 chợ cóc bán rau; tôm, cá; thịt… Cứ buổi chiều vào giờ cao điểm, lượng người đến giao dịch mua bán ở những cái chợ cóc này lại đông hơn, nhiều người bán hàng tràn ra phía lòng đường, người đi đường cũng tiện thể dừng xe mua hàng khiến khu vực này càng lộn xộn hơn.

 

 

Tuyến phố này thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông nghiêm trọng, mà “mầm mống” của sự ách tắc đó là từ những hàng quán bày bán lấn chiếm vỉa hè và lòng đường. Không chỉ vậy, việc kinh doanh buôn bán lộn xộn vỉa hè đã gây nên tình trạng ô nhiễm

Theo VNN