Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học Liên bang Mỹ cho biết, trong khoảng 50 năm tới muội khói và bụi giống như loại thường xuất hiện trên bầu trời Bắc Kinh có thể làm tăng quá trình nóng lên của trái đất và làm cho nhiệt độ ở nước Mỹ vào mùa hè tăng lên khoảng 3 độ.
Tác giả của bản báo cáo cho biết, việc quan sát từ trên cao cho thấy những chất gây ô nhiễm được tồn tại trong thời gian ngắn chủ yếu là từ việc đốt củi, dầu lửa và khí thải của các phương tiện giao thông làm gia tăng tình trạng tăng nhiệt độ nhanh hơn trước đây chúng ta nghĩ.
Họ cho rằng đã đến lúc cần phải có những nỗ lực tích cực hơn nữa để giải quyết các chất gây ô nhiễm này.
Ở những thập niên trước, các nhà khoa học tập trung chủ yếu vào vấn đề khí carbon dioxide (CO2), nguyên nhân chính của hiệu ứng nhà kính vì loại chất này có thể tồn tại trên bầu khí quyển hàng mấy chục năm.
Nghiên cứu trên chỉ tập trung vào các chất chỉ tồn tại trong không khí vài ngày nhưng lại có thể thúc đẩy quá trình nóng lên của trái đất.
Bản báo cáo mới được đưa ra bởi các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Liên bang Mỹ cùng với sự hợp tác của NASA và Cơ quan Khí tượng&Đại dương Quốc gia về việc giải quyết các chất gây ô nhiễm tồn tại trong thời gian ngắn, trong khi đó vẫn khẳng định CO2 là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính.
Quan điểm này cũng là chính sách của chính quyền của Mỹ, một trợ lý của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bill Bernnan cho biết.
Theo quan điểm trên, có thể Mỹ sẽ tập trung vào việc cắt giảm khí thải của phương tiện giao thông trước khi hạn chế các nhà máy nhiệt điện.
Châu Á là nơi cần phải chuyển sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch giống như phương Tây đã thực hiện. Hầu hết các chất gây ô nhiễm trên ở châu á đều bắt nguồn từ việc đốt dầu lửa và các loại nhiên liệu sinh học như gỗ, phân động vật.
Ngoài muội khói và sunfate còn có các loại chất gây ô nhiễm khác như carbon hữu cơ, bụi và nitrate. Trong khi CO2 không nhìn thấy những chất ô nhiễm này mọi người đều có thể nhận ra.
Ông Hiram "Chip" Levy, một nhà khoa học của Cơ quan Khí tượng&Đại dương Quốc gia, nói: "Những gì họ làm về ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng đến khí hậu của chúng ta ".
Ông Levy cho biết, sự ô nhiễm này sẽ tạo ra ba điểm nóng trên thế giới: Trung tâm nước Mỹ, các nước châu âu nằm ở ven biển Địa Trung Hải, và Kazakhstan, nước giáp với Trung Quốc và Nga. ở Mỹ đó là một vùng lớn ở giữa đất nước này kéo dài từ dãy Rocky Mountains đến dãy
Trong vấn đề ô nhiễm do Mỹ gây ra, bụi khói là một vấn đề lớn. ông Drew Shindell, một nhà khoa học về khí hậu thuộc Viện nghiên cứu Vũ trụ Goddard của NASA tại
Nghiên cứu trên thu hút được sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ông Michael MacCracken - Giám đốc Viện Nghiên cứu Khí hậu, Washington cũng khuyến cáo cần phải có chiến lược giải quyết vấn đề khí Mêtan, một loại khí gây hiệu ứng nhà kính có thể tồn tại 10 năm trên bầu khí quyển.
Theo nghiên cứu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, khí Metan chủ yếu rò rỉ ra từ mặt đất, sinh ra trong quá trình sử dụng gas tự nhiên, vật nuôi, khai thác than, nước thải.
(Theo AP, Khoa Học&Phát Triển)