Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Nhện và bướm: đối tác hay kẻ thù?

(12:27:25 PM 13/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Theo Science Daily, bướm là một trong những loài côn trùng đa dạng nhất, với màu sắc đôi khi được thiết kế để đánh lạc hướng kẻ thù. Đại học Florida nghiên cứu cho thấy một số các hệ thống phòng thủ này có thể được điều khiển bởi những kẻ thù chỉ bằng một phần mười kích thước của chúng.

Bướm sọc với chiếc đầu giả ở cánh sau

 

Kể từ thời Darwin 150 năm trước đây, các nhà nghiên cứu tin rằng động vật ăn thịt như những con chim lớn chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của màu sắc bướm. Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây lại cho thấy động vật chân đốt nhỏ, chứ không phải là động vật ăn thịt, động vật có xương sống lớn, có thể ảnh hưởng đến quá trình tiến của hóa bướm.

Một  thí nghiệm hành vi tại Trung tâm McGuire cho thấy bướm sọc đỏ, Calycopis cecrops, có đốm và đuôi bắt chước một cái đầu giả, có thể thành công thoát khỏi tất cả 16 cuộc tấn công từ loài nhện nhảy, Phidippus pulcherrimus. Trong khi 11 loại bướm khác đã được tiếp xúc với con nhện nhảy, không thể thoát khỏi cuộc tấn công trong mọi trường hợp. Nhà khoa học Sourakov ghi hình các thí nghiệm và phân tích kết quả trong chuyển động chậm.

Các loài bướm sọc và các loài nhện nhảy được sử dụng trong thí nghiệm đều phổ biến ở miền đông nam Hoa Kỳ. Trong tự nhiên, nhện và bướm sọc tiếp xúc thường xuyên trên lá hoặc hoa để nghỉ ngơi và tìm kiếm thức ăn. Bướm sọc cái đẻ trứng trong lứa lá, thường bò chung với nhện.

Nghiên cứu cho thấy "Các loài chim chỉ là một phần trong việc hình thành nên màu sắc đa dạng của bướm"

Không giống như những loài bướm khác, bướm sọc liên tục di chuyển cánh sau mang mô hình đầu giả, một hành vi mà dường như để tăng sự thu hút của con nhện. Trong bộ sưu tập bảo tàng, mẫu vật bướm sọc thường được tìm thấy với phần đầu giả của cánh còn thiếu. Trong các thí nghiệm, con nhện luôn luôn tấn công nhầm vào phần đầu giả của bướm, do đó con bướm tránh được thương tổn lên các cơ quan quan trọng của nó.

Sourakov cho biết ông hy vọng nghiên cứu này khuyến khích các nhà sinh thái học hành vi tiếp tục nghiên cứu ý tưởng rằng sự tiến hóa loài bướm và bướm đêm không chỉ được thúc đẩy bởi động vật ăn thịt mà còn có sự tham gia của động vật không xương sống nhỏ.

Ngọc Xuân