Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

"Người đẹp" thủy tinh trong thế giới sắc màu Tin video

(13:16:23 PM 12/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Bướm cánh thủy tinh có tên tiếng Anh là Glasswinged butterfly, tên tiếng Tây Ban Nha làespejitos (có nghĩa là các tấm gương nhỏ), và tên khoa học là Greto oto, thuộc họ bướm Giáp (Nymphalidae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera).

 

Đôi cánh của bướm trong mờ, sải cánh từ 5,6 – 6,1 cm. Các mô giữa các gân cánh nhìn giống như là thủy tinh, nó không có các vảy màu như ở các loài bướm thông thường khác (các vảy nhỏ như bột trên cánh bướm tạo nên màu sắc cho cánh – còn gọi là côn trùng cánh vẩy). Các viền mờ đục của đôi cánh bướm màu nâu sẫm, đôi khi nhuốm màu đỏ hay cam và cơ thể có màu tối sẫm.

 

Phân bố

 

Loài có phạm vi phân bố từ Mêhicô.

 

Thức ăn:

 

Greto oto tìm đến các loài hoa phổ biến như các cây Cứt lợn (Lantana) nhưng thích đẻ trứng trên các loài cây nhiệt đới thuộc chi Cestrum, họ Cà (Solanaceae). Sâu bướm màu xanh lá cây ăn trên các loài cây độc hại và có lẽ cũng độc hại đối với các loài động vật ăn thịt thông qua các chất hóa học thứ cấp được lưu trữ trong các mô của sâu. Các chiết xuất hóa học của sâu không ăn được đối với loài kiếnParaponera clavata.

 

 

 

Các cá thể trưởng thành (bướm) cũng được cho là độc, nhưng độc tính của chúng chủ yếu là kết quả của các cá thể bướm đực ăn trên các loài hoa (ví dụ, họ Cúc Asteraceae) mà mật hoa của chúng có chứa các alkaloid pyrrolizidine. Những chất alkaloid độc này cũng được chuyển đổi thành các pheremôn bởi những cá thể đực sử dụng để thu hút các cá thể cái.

 

Thiên nhiên thật kỳ lạ và hấp dẫn. Hiện Bảo tàng Thiên nhiên Việt đang lưu giữ một mẫu tiêu bản của loài này.

Theo YM