Trong 2 ngày 6 – 7/3, Phó Tổng giám đốc Vinacafe Biên Hòa ông Nguyễn Thanh Tùng đã hai lần xuất hiện liên tiếp để giao lưu với độc giả báo Tuổi Trẻ và Vnexpress nhằm phân tích về cafe thật, cafe giả đồng thời khẳng định thương hiệu Vinacafe là cafe thật 100%. (Vinacafe Biên Hòa là công ty con của Tổng công ty Cà phê Việt Nam - Vinacafe).
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc Vinacafe Biên Hòa - Đơn vị thành viên của Vinacafe |
“Tôi không rõ các nhãn hiệu khác như thế nào nhưng riêng Vinacafe thì dù bán ở trong nước hay xuất khẩu đều là cafe 100% thiên nhiên. Các sản phẩm Vinacafe được chế biến theo định hướng cafe thiên nhiên, thuần khiết nên chúng tôi thường thu mua nguyên liệu chất lượng cao với giá cao hơn và ổn định hơn mặt bằng giá thị trường. Chúng tôi nghĩ rằng những nỗ lực quảng bá cafe thật sẽ góp phần làm cho nhiều người Việt Nam yêu thích cafe hơn, tiêu dùng cafe nhiều hơn và làm cho cafe Việt Nam có nhiều cơ hội ra với thế giới hơn...” - Ông Tùng khẳng định trên Tuổi trẻ.
Thí nghiệm phân biệt cafe thật giả giống mì Tiến Vua vàng nhạt là an toàn? |
Nguyên nhân chính dẫn đến việc kinh doanh thiếu hiệu quả, Vinacafe thừa nhận là do trình độ nghiệp vụ kinh doanh chưa xứng tầm, chưa đáp ứng trình độ hội nhập thị trường quốc tế, cơ chế quản lý điều hành còn yếu kém, chưa được sức mạnh chung. Đặc biệt, tổng công ty sử dụng vốn hiệu quả chưa cao.
Chiêu của Masan: Từ mì Tiến Vua quảng cáo 'đểu' tới cà phê thật?
Ngày 9/11/2012, báo cáo của Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hòa (VCF) cho biết Công ty Cổ phần Hàng Tiêu dùng Masan đã mua thêm thành công 35.261 cổ phiếu VCF. Như vậy, Masan, vốn đã nắm trong tay 50,11% cổ phần Vinacafe Biên Hòa, vẫn tiếp tục mua cổ phiếu VCF.
Gã khổng lồ Masan tỏ rõ quyết tâm trong việc giành quyền chi phối hoạt động của Vinacafe. Bởi vì Vinacafe không chỉ là nền tảng cho việc xâm nhập thị trường cafe Việt Nam, mà còn đóng vai trò hỗ trợ Masan trong việc niêm yết trên thị trường quốc tế. Việc đầu tư vào Vinacafe hứa hẹn mang lại dòng tiền ổn định và thương hiệu quốc gia Vinacafe sẽ càng tăng thêm tính hấp dẫn của cổ phiếu Masan.
Masan được biết đến với nhiều sản phẩm thực phẩm, trong đó phải kể đến mì Tiến vua từng gây xôn xao dư luận bởi hình thức quảng cáo “dọa” người tiêu dùng. Bằng hình ảnh một chuyên gia mặc áo blue trắng làm thí nghiệm “dạy” cách phân biệt mì có màu vàng đậm là được chiên đi chiên lại nhiều lần, có chứa Transfat; còn mì Tiến vua có màu vàng nhạt, không chứa Transfat.
Tuy nhiên, theo kết quả phân tích mẫu số 10071105/107315 của Cty Cổ phần Khoa học công nghệ Sắc Ký Hải Đăng (TP. HCM) thì trong một gói mỳ Tiến Vua, tỷ lệ chất Transfat là 0,097%, chứ không phải là zero, tức là hoàn toàn không có như đã quảng cáo.
Trong 2 buổi giao lưu trực tuyến ngày 6 – 7/3, Phó Tổng giám đốc Vinacafe cũng “ra tay” làm thí nghiệm giúp người tiêu dùng phân biệt cafe thật và cafe giả. Theo đó, đối với cà phê đã pha: quan sát màu nước trong ly, cafe nguyên chất có màu nâu cánh gián và trong suốt, không vẩn đục và đen kịt. Vị cafe đắng thanh, không đắng ngắt như ký ninh hay tetraciline, hương dịu dàng không sộc mạnh…
|