Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Trải qua quá trình chọn lọc, khảo nghiệm 5 năm và 2 năm “thử lửa” trong các điều kiện khó khăn cho thấy DK 9955 là giống có khả năng thích nghi rất rộng, ổn định qua các vụ và qua các năm. Dọc theo đường Hồ Chí Minh từ các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình rồi lên khu vực Sơn La, đều có dấu ấn của Dekalb và không thể thiếu vắng một gương mặt triển vọng: DK9955.
Ở vựa ngô Tú Sơn (Kim Bôi, Hòa Bình), anh Sa Văn Hưng và anh Bùi Văn Sơn cho biết: “Dân khu vực trước đây có trồng dứa nhưng không có hiệu quả sau đó chuyển sang trồng ngô trong đó chúng tôi rất thích DK 9955 vì nếu áp dụng đúng kỹ thuật gieo trồng thì thấy hiệu quả hơn hẳn, có nhà năng suất tăng tới 20% so với gieo trồng các loại giống ngô cũ”.
Đến Cò Nòi (Mai Sơn, Sơn La) dọc đường không có nhiều ngô nhưng lại nghe nói đây là vựa ngô của huyện. Tò mò tìm hiểu chúng tôi mới biết, những diện tích đất bằng công nhân nông trường đã trồng mía theo kế hoạch của địa phương, còn ngô mướt mát xanh ở những thung lũng, núi đồi khuất nẻo. Các bản Hua Tát, bản Nếch,… nông dân đã bắt đầu “quen hơi bén tiếng” với giống mới DK 9955.
Anh Lò Văn Tuấn, bản Hua Tát thông tin rằng gia đình có 5 ha trồng toàn bộ giống ngô Dekalb, trong đó tới 80% giống DK9955; diện tích còn lại là các giống ngô Dekalb mới. “Tôi đã trồng 2 năm liên tiếp giống DK 9955 rồi nhưng năng suất vẫn rất cao và ổn định, trung bình thu được 8,5 tấn/ha. Sinh trưởng và phát triển rất khỏe, chịu hạn rất tốt, cây và lá xanh đậm cho tận tới khi thu hoạch; điều đặc biệt là có thể trồng dầy, khác hoàn toàn so với các giống khác.
Giống ngô DK 9955 trên đồng ruộng
Kinh nghiệm của tôi rút ra rằng những giống mà xanh lâu mới cho năng suất cao và đặc biệt phù hợp với tập quán gieo trồng 1 vụ nơi đây. Chúng tôi áp dụng theo khuyến cáo của công ty gieo trồng với mật độ 70 x 20 cm, thấy hiệu quả hơn nhiều so với các giống khuyến cáo gieo trồng với mật độ 70 x 30 cm”, anh Tuấn chia sẻ.
Dọc dài từ Mộc Châu lên Yên Châu, qua Chiềng On, Phiêng Khoài, Tân Lập, Phiêng Luông, Tô Múa, Song Khủa… là những vùng có khí hậu đặc trưng với độ ẩm rất cao và áp lực sâu bệnh rất lớn, cây ngô thường bị vàng lá tới thời kỳ phun râu trổ cờ, ảnh hưởng nhiều tới năng suất cuối vụ.
Gặp gỡ anh Vì Văn Quý, xã Chiềng On; Vì Văn Bính, xã Phiêng Khoài; Phàng A Trang, xã Chiềng Tương của huyện Yên Châu; Chiềng Giàng A Trư, xã Tân Lập; Sồng A Lồng, xã Vân Hồ và Mùa A Tành, xã Lóng Luông của huyện Mộc Châu, chúng tôi đều nghe kể chung một nội dung câu chuyện: “Giống DK 9955 chống chịu điều kiện ẩm rất tốt, thời kỳ cây con sinh trưởng và phát triển rất khỏe, xanh từ gốc tới ngọn. Bắp to, màu sắc đẹp lại có khả năng trồng dày cho năng suất cao nên dân bản rất ưa”.
Nhìn lại quá trình trước đây, năng suất của cây ngô không cao, một phần do tiềm năng về năng suất của các giống cũ, một phần do khả năng đầu tư của các nông hộ. Cho đến khi các giống ngô lai cao sản ra đời, năng suất thay đổi và bộ mặt kinh tế của làng xã thay đổi rất nhiều.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây thời tiết thất thường đã ảnh hưởng tới chất lượng ngô thương phẩm, mặt khác là tiêu chí chọn lọc về chất lượng của các nhà máy SX thức ăn gia súc ngày càng cao nên đã ảnh hưởng tới giá cả nông sản.
Chúng tôi tiếp xúc với rất nhiều chủ đầu tư ở huyện Yên Châu, Mộc Châu và những người kinh doanh nông sản trên địa bàn được biết, giá cả nông sản của nông dân được dựa trên nhiều tiêu chí: Độ ẩm, màu sắc, độ nặng hạt, tỷ lệ hạt chết chân (đen chân) nhiều hay ít… có thể các sản phẩm mua sẽ chênh nhau từ 150 - 300 đ/kg ngô bắp.