Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Phát triển bền vững cây hồ tiêu

(09:04:18 AM 01/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Tiến hành quy hoạch, hướng dẫn cụ thể cho đồng bào các dân tộc chỉ phát triển diện tích cây hồ tiêu ở những chân đất thích hợp, nhất là có độ cao nhất định, không đưa vào trồng ở những vùng trũng, chậm thoát nước. Huyện cũng tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc vay vốn ngân hàng chuyển đổi diện tích cà phê kém hiệu quả sang phát triển cây tiêu, đồng thời, vận động đồng bào chỉ sử dụng những giống tiêu đạt chuẩn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng mới đưa vào trồng.

   

Hồ tiêu là cây kinh tế quan trong ở Đắk Lắk


Huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) đã khuyến khích, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc đầu tư thâm canh phát triển cây hồ tiêu bền vững. Hiện nay, đồng bào các dân tộc trồng tiêu trên địa bàn đã triển khai thu hoạch tiêu, với năng suất bình quân 2,6 tấn/ha và sản lượng ước đạt trên 2.525 tấn. Diện tích tiêu này tập trung nhiều nhất ở các xã vùng sâu như Ea Hu, Ea Ning, Ea B’Hók. Đây cũng là một trong những địa phương có diện tích tiêu nhiều nhất ở tỉnh Đắk Lắk.

Nhiều hộ gia đình thâm canh tốt đã đạt năng suất từ 3,5 đến 4 tấn tiêu/ha và mỗi niên vụ thu nhập hàng trăm triệu đồng. Gia đình anh Trịnh Xuân Điền, ở thôn 2, xã Ea B’Hók có 2 ha, trong đó có 1 ha cho thu hoạch, với giá tiêu đen như hiện nay (gần 120.000 đồng/kg) sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình anh thu lãi trên 400 triệu đồng. Gia đình chị Nông Thị Ngát ở thôn 23, xã Ea Ning có 1,5 ha tiêu, niên vụ này thu hoạch được 4 tấn hạt, sau khi trừ các khoản chi phí cũng lãi trên 400 triệu đồng...

Huyện đã tiến hành quy hoạch, hướng dẫn cụ thể cho đồng bào các dân tộc chỉ phát triển diện tích cây hồ tiêu ở những chân đất thích hợp, nhất là có độ cao nhất định, không đưa vào trồng ở những vùng trũng, chậm thoát nước. Huyện cũng tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc vay vốn ngân hàng chuyển đổi diện tích cà phê kém hiệu quả sang phát triển cây tiêu, đồng thời, vận động đồng bào chỉ sử dụng những giống tiêu đạt chuẩn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng mới đưa vào trồng. Hiện nay, phần lớn diện tích tiêu trên địa bàn, đồng bào sử dụng các giống tiêu Vĩnh Linh, tiêu trâu và sử dụng cây sống (chủ yếu là cây mít, bơ...) để làm trụ hoặc xây trụ bằng gạch. Huyện cũng đã mở các lớp hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh phát triển bền vững cây tiêu từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, bón phân, thu hái đến chế biến, bảo quản, quản lý dịch hại trên cây tiêu ... Huyện cũng đã thực hiện các thủ tục cần thiết để xây dựng thương hiệu “Hồ tiêu Cư Kuin”.

"H uyện Cư Kuin hiện có 1.500 ha tiêu, trong đó có 1.110 ha đã đưa vào kinh doanh cho thu hoạch. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015, huyện ổn định diện tích 2.000 ha trong vùng quy hoạch để đầu tư thâm canh, phát triển bền vững, tăng thu nhập cho các nông hộ trồng tiêu.  

Theo TTXVN