Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét tình trạng không khí sẽ xấu đến đâu khi mật độ cháy rừng ngày càng tăng trong tương lai. Trong khi nhiều nỗ lực đều tập trung vào giải quyết các vấn đề tấn công bầu khí quyển, nghiên cứu mới này lại nhấn mạnh đến việc cũng cần thiết phải tập trung ngăn chặn các đám cháy tự nhiên.
Gia tăng cháy tự nhiên
“Cơ quan Bảo vệ Môi trường EPA đặt ra những tiêu chuẩn cho khí thải từ xe hơi hoặc từ các nhà máy phát điện. Nhưng sẽ chẳng ai kiểm soát được lượng khí thải từ một vụ cháy khi nó bùng phát,” Jennifer Logan, một nhà hóa học khí quyển thuộc Đại học Harvard, nhấn mạnh.
Ngay cả khi cấc vụ cháy rừng được đề cập đến nhiều hơn ở các bản tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì các nhà khoa học cũng chỉ mới bắt đầu ghi lại tài liệu về qui mô của những vụ cháy trong vài năm gần đây.
Những tài liệu này cho thấy, tính riêng ở miền tây nước Mỹ, số diện tích rừng bị cháy hàng năm đã tăng gấp sáu lần trong giai đoạn 1987- 2003 so với gia đoạn 1970- 1986. Sự gia tăng này cũng được ghi nhận ở Canada Alaska.
Các nhà khoa học biết rằng gỗ và các loài tầng thấp khi cháy khí thải và các hạt phân tử sẽ bị phun vào không khí, và bị gió cuốn đi. Những phần tử này không chỉ gây kích ứng phổi, mà còn đặc biệt nguy hiểm đối với những người có vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như bệnh hen suyễn và các tình trạng bệnh mãn tính khác.
Tuy nhiên việc xác định được mức độ ô nhiễm mà mỗi vụ cháy gây ra là bao nhiêu lại là một việc cực kỳ phức tạp và khó khăn. Nó phụ thuộc vào loại gỗ bị cháy, nhiệt độ không khí nóng bao nhiêu, có bao nhiêu nhiên liệu trên mặt đất có thể đốt cháy và còn nhiều yếu tố khác nữa.
Ước tính thiệt hại trong tương lai
Các nhà nghiên cứu đã đánh giá những vụ cháy lớn ghi nhận được trong suốt 25 năm qua trước hết là để tính toán xem một vụ cháy có thể lớn đến mức nào dựa trên các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, ẩm độ.
Sử dụng các mô hình thời tiết chuẩn để dự đoán về tương lai, họ ước tính vào khoảng những năm 2050, các vụ cháy tự nhiên có thể sẽ đốt cháy thêm 80 phần trăm diện tích vùng tây bắc Thái Bình Dương.
Một báo cáo trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý đưa ra ước tính tổng thể trung bình 50 phần trăm diện tích trên khắp vùng Tây Mỹ sẽ bị thiêu cháy.
Từ đó, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô hình máy tính khác kết hợp những thông tin ước tính về cháy tự nhiên trong tương lai với những tính toán về các vụ cháy trước đây và lượng khí thải carbon chúng thải ra. Mô hình này đưa ra kết quả tính toán cho thấy đến năm 2050 sẽ có sự tăng lên đến 40 phần trăm bình phun carbon gây kích ứng phổi.
“Xem xét các ước tính này, chúng tôi cho rằng cháy rừng sẽ gia tăng hơn nữa, đơn giản chỉ vì nhiệt độ sẽ ấm hơn lên trong vòng 40- 50 năm nữa,” Logan khẳng định. “Chúng tôi không biết được chính xác các vụ cháy sẽ lớn đến mức nào và mức độ ảnh hưởng của chúng đến chất lượng không khí”.
Con người quyết định tương lai tốt hoặc xấu
Các kết quả nghiên cứu này rất có sức thuyết phục, nhưng không có gì đảm bảo tính chính xác, Gabriele Pfister, một nhà khoa học khí quyển thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Quốc gia Hoa Kỳ, nhận định.
Nếu chúng ta có phương thức sử dụng đất đai khác đi, hoặc nếu thay đổi các loại cây trồng rừng, hoặc vì nhiều yếu tố khác, tương lai có thể sẽ diễn ra hoàn toàn khác, hoặc tốt đẹp hoặc sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Những tác động của con người có thể làm nên sự khác biệt này theo chiều hướng tích cực. Phá hoang rừng bụi thấp và đốt rừng có kiểm soát có thể là các biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ cháy tự nhiên. Cháy rừng là hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái.
Pfister nói thêm. “Ứng xử của chúng ta trước vấn đề này chính là những gì chúng ta cần quan tâm. Chúng ta cần phải ý thức được rằng do tác động của chúng ta lên môi trường, nên chính chúng ta cũng đang tác động gây nên những đám cháy này. Nếu tình hình cháy rừng trở nên tồi tệ đi thì nó không còn là tự nhiên nữa, mà nguyên nhân sâu xa là do con người”.