Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Carbon dioxide và các khí khác do hoạt động của con người tạo nên đã phá vỡ chu kỳ 21.000 năm liên quan đến những thay đổi từ trong quỹ đạo trái đất quanh mặt trời, một nhóm nhà nghiên cứu cho biết vào hôm Thứ Năm (3/9) trên báo Khoa Học.
“Tôi nghĩ điều này nhấn mạnh rằng Bắc Cực nhạy cảm ra sao với biến đổi khí hậu và đó thực sự là nơi bạn có thể thấy đầu tiên những gì đang diễn ra với hệ thống khí hậu và phần còn lại của trái đất sẽ ảnh hưởng ra sao”, David Schneider, đồng tác giả và là một nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Mỹ, nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
“Nếu phát thải khí nhà kính do con người tạo ra không tăng, nhiệt độ mùa hè ở Bắc Cực đã mát lên dần dần vào thế kỷ trước”, Bette Otto-Bliesner, đồng tác giả từ Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia, nói.
Điền gì sẽ xảy ra nếu Bắc Cực không đứng yên tại đó, bởi vì Bắc Cực là máy tạo thời tiết lớn nhất trái đất, còn được gọi là máy điều hòa nhiệt độ của trái đất.
Khi băng trên Bắc Cự tan chảy vào mùa hè, nó tạo ra nước biển có màu tối hơn, hấp thụ ánh nắng mặt trời thay vì phản chiếu, và làm tăng hiệu ứng ấm nóng.
Ấm nóng ở Bắc Cực cũng ảnh hưởng đến các sông băng trên đất liền; nếu những sông băng này tan chảy, chúng sẽ góp phần làm tăng mực nước biển.
Ấm nóng trong khu vực này cũng làm tan chảy đất đóng băng, còn gọi là tầng đất đóng băng vĩnh cửu, làm phát thải vào khí quyển khí methane, loại khí nhà kính trầm trọng.
Các nhà khoa học về khí hậu từ lâu đã biết rằng trái đất nghiên trong quỹ đạo của nó ảnh hưởng đến việc mặt trời chiều xuống Bắc Cực ra sao vào mùa hè. Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu quy mô lớn đã theo dõi những thay đổi từ thập kỷ này sang thập kỷ khác trong nhiệt độ mùa hè ở Bắc Cực.