Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Năm 2013, tỉnh Tiền Giang có kế hoạch dành 18,3 tỉ đồng cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Để chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, từ ngày 25/2/-25/3, tỉnh tổ chức “Tháng hành động tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi” trên phạm vi toàn tỉnh. Tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân cảnh giác với các loại dịch bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi; từng bước xã hội hoá công tác tiêm phòng vắc - xin phòng bệnh và vệ sinh, tiêu độc khử trùng để người dân có ý thức hợp tác theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
T iền Giang là một trong những địa phương có phong trào chăn nuôi phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Toàn tỉnh hiện có 5 75.548 con lợn, đàn bò hơn 71 .000 con và hơn 7 triệu con gia cầm. Đ ến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 5 triệu con gia cầm được tiêm phòng vắc-xin cúm A/H5N1 và còn thời gian miễn dịch, đạt tỉ lệ 75,03%/tổng đàn; 68,9% gia súc tiêm phòng vắc-xin lở mồm long móng.
Tỉnh Nghệ An đang tập trung các giải pháp nhằm giám sát, phát hiện, khống chế kịp thời các ổ dịch cúm gia cầm có nguy cơ phát triển, lây lan trong vụ xuân năm 2013. Đây được coi là một trong những việc làm trọng tâm nhằm bảo vệ an toàn đàn gia cầm trong vụ xuân năm 2013, tránh thiệt hại cho các hộ chăn nuôi và cho ngân sách của tỉnh trong công tác dập dịch nếu để xảy ra dịch gia cầm trên diện rộng.
Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với các huyện trọng điểm về chăn nuôi tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý đàn gia cầm nghi mắc bệnh cúm; tiến hành tiêm phòng vắc xin cho gia cầm trong vụ xuân năm 2013 nhằm tạo miễn dịch, bảo đảm an toàn cho đàn gia cầm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang tồn tại tình trạng vận chuyển gia cầm và sản phẩm phụ gia cầm từ địa phương này đến địa phương khác và từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường nuôi gia cầm. Tỉnh Nghệ An đề nghị ngành nông nghiệp phối hợp với chi cục quản lý thị trường, công an và các ngành liên quan kiểm soát chặt việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm phụ gia cầm, cấm triệt để việc vận chuyển gia cầm từ vùng có dịch đến các vùng khác.
Tỉnh Nghệ An hiện có đàn gia cầm các loại với trên 16 triệu con. Vụ xuân năm 2013, nguy cơ đe dọa dịch bệnh trên đàn gia cầm là rất cao vì trùng với thời điểm mưa phùn, rét, ẩm ướt. Mặt khác, hiện nay tỷ lệ lưu hành vi rút H5N1 trong đàn gia cầm tại địa phương cao; việc nuôi gia cầm tại địa phương vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ là chủ yếu, ít đầu tư trong công tác chăm sóc thú y.
Vụ sản xuất đông xuân 2012- 2013 toàn tỉnh Quảng Ngãi đã gieo sạ với tổng diện tích 38.658 ha lúa, đạt 102,8% so với kế hoạch. Trên 34.000 ha lúa trà lúa đầu và trà lúa chính vụ đang ở giai đoạn chắc xanh, làm đòng, tổ, nhìn chung các trà lúa đang sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, đến ngày 25/2, tại các địa phương trong tỉnh đã có gần 4.000 ha lúa bị chuột, các bệnh đạo ôn lá, sâu năn, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ gây hại, trong đó riêng chuột gây hại trên 1.975 ha, bệnh đạo ôn là 1.772 ha. Theo dự báo của Chi cục bảo vệ thực vật Quảng Ngãi, trong thời gian tới, các đối tượng chuột, bệnh đạo ôn, sâu năn sẽ tiếp tục phát sinh gây hại nặng nếu không tổ chức phòng trừ kịp thời sẽ có khả năng ảnh hưởng lớn đến năng suất, một số diện tích có thể bị mất trắng.
Trước tình hình chuột và các loại sâu bệnh hại lúa tại các địa phương, trước và sau Tết Nguyên đán, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi chỉ đạo Chi cục bảo về thực vật và các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp nông thôn các huyện, thành phố tăng cường công tác phòng trừ, diệt chuột và các loại sâu bệnh hại lúa, nhất là bệnh đạo ôn. Sau Tết, hầu hết các địa phương trong tỉnh phát động đồng loạt ra quân diệt chuột vào thời kỳ chuột chưa đến mùa sinh sản, mỗi đợt ra quân diệt chuột từ 5-7 ngày bằng các biện pháp thích hợp như đào hàng, bắt, bẫy chuột và diệt chuột bằng bã sinh học đem lại hiệu quả cao nhất. Phòng Nông nghiệp và Chi cục bảo vệ thực vật cũng đã khuyến cáo nông dân cấm sử dụng thuốc diệt chuột ngoài danh mục, sử dụng biện pháp diệt chuột gây nguy hiểm cho người và vật nuôi.
Chi cục bảo vệ thực vật thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình phát triển, phát sinh về gây hại của chuột và các đối tượng sâu bệnh gây hại, thực hiện tốt công tác dự tính dự báo và hướng dân nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh và diệt trừ chuột hiệu quả. Đồng thời tăng cường kiểm soát việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở các địa phương, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, sử dụng thuốc diệt chuột cấm, thuốc ngoài danh mục.