Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Mới đây nhất, ngày 19.2, hãng thực phẩm lớn nhất thế giới Nestlé đã thông báo thu hồi hai sản phẩm ravioli và tortellini thịt bò được bán dưới nhãn hiệu Buitoni tại các chuỗi siêu thị ở Italia và Tây Ban Nha sau khi các xét nghiệm ADN cho thấy có thành phần thịt ngựa trong đó.
Một món bột hấp đông lạnh chứa phomat, sốt cà chua và thịt bò của Nestlé cũng phát hiện được làm từ nguyên liệu thịt ngựa và đã buộc phải rút khỏi thị trường Pháp và Bồ Đào Nha.
Nhiều chuỗi siêu thị ở châu Âu đã đồng loạt dỡ bỏ các sản phẩm “treo thịt bò bán thịt ngựa”. Ảnh: Metro
|
Nestlé cho biết đã mua nguyên liệu “thịt bò” từ công ty HJ Schypke của Đức. Mặc dù khẳng định không gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, Nestlé thừa nhận việc dán nhãn mác sai đối với sản phẩm ăn uống là phụ lòng tin của người tiêu dùng.
Cùng ngày, công ty sản xuất thịt bò JBS của Brazil cũng thông báo đã mua nguồn nguyên liệu thịt bò từ công ty HJ Schypke. Tuy nhiên hãng này cho rằng không dính líu đến vụ bê bối thực phẩm tại châu Âu.
JBS cho biết sẽ ngừng mua thịt bò từ châu Âu cho đến khi vụ bê bối được giải quyết triệt để. Chuỗi cửa hàng bán đồ hạ giá Lidl của Ðức cũng thu hồi sản phẩm ở Phần Lan và Thụy Điển sau khi xét nghiệm thấy có thịt ngựa. Trước đó, Đức cho biết đã phát hiện thấy 24 trong tổng số 360 mẫu thực phẩm thử chính thức có thành phần thịt ngựa.
Đến nay vẫn chưa thể xác định được nguồn gốc xuất xứ của thịt bò giả. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin đã đặt ra nghi vấn thịt bò giả xuất phát từ lò mổ Rumani, bởi nguồn cung thịt của châu Ấu chủ yếu đến từ nước này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Rumani, ông Daniel Constantin cũng bán tin bán nghi về chuyện thịt bò giả được nhập từ nước ông khi chưa có một cơ quan chức năng nào kết luận điều đó, mà đây mới chỉ là khẳng định của hãng Spanghero đang bị kết tội.
Ông Constantin cho biết, các cơ quan chức năng Rumani đã kiểm tra hai lò mổ bị cáo buộc ở nước này, và một trong hai lò mổ đó không hề xuất khẩu thịt bò sang thị trường Châu Âu. Ngoài ra, hai hãng này đều có giấy phép để hoạt động lò mổ ngựa.
Trong khi đó, tờ “Người quan sát” của Anh cũng đặt ra một nghi vấn khác về sự hiện diện của mafia Đông Âu sau bê bối thực phẩm này. Tờ báo này dẫn lời các chuyên gia trong công nghiệp chế biến thịt cho rằng các nhóm tội phạm có tổ chức của Italia và Ba Lan có vai trò trong thương vụ này.