Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Tim thấy dấu vết phân tử "sống" trong các mẫu hóa thạch cổ đại

(08:38:09 AM 21/02/2013)
(Tin Môi Trường) - Phát hiện dấu vết của các phân tử hữu cơ “sống” đã phủ nhận niềm tin trước đây rằng các phân tử hữu cơ phức tạp không thể tồn tại hóa thạch.

Phân tử “sống”, có nghĩa là còn nguyên vẹn cấu trúc tế bào mà không bị hóa thạch, được phát hiện gần đây trongmột mẫu hóa thạch 350 triệu năm tuổi còn lại của các sinh vật biển tại Ohio, Indiana, Iowa.


Hóa thạch này là của loài động vật crinoids với những xúc tu nhiều lông. Có họ hàng với loài huệ biển ngày nay.


   Loài Huệ Biển có tổ tiên là crinoids 


Các phân tử lấy quinon, có chức năng như thuốc màu hoặc độc tố (để giúp tránh khỏi những kẻ săn mồi) và vẫn còn tìm thấy trong hoa huệ biển hiện đại. Các phân tử DNA có thể tiết lộ những điều khác về cuộc sống trong quá khứ, chẳng hạn như màu sắc của các loài động vật cổ đại.


Loài crinoids cổ đại dường như đã bị chôn sống trong những cơn bão trong thời kỳ cổ đại. Vào thời điểm đó, Bắc Mỹ được bao phủ bởi các vùng biển nội địa rộng lớn. Xương còn lại của crinoids bị chôn sống chứa các khoáng chất theo thời gian, nhưng một số các lỗ chân lông có chứa các phân tử hữu cơ còn tồn tại một cách kỳ diệu với niêm phong nguyên vẹn.


Phát hiện này đã phủ nhận niềm tin trước đây rằng các phân tử hữu cơ phức tạp không thể tồn tại hóa thạch.

Minh Giang (Theo Discovery)