Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

5 sự thật đáng kinh ngạc về các động vật quý hiếm

(14:50:02 PM 20/02/2013)
(Tin Môi Trường) - Đây là những trích dẫn từ cuốn sách nổi tiếng The Kingdom of Rarities – Vương quốc của những loài vật quý hiếm của Eric Dinestein

 

 

 

1. Hiếm mà không quý

 

Hầu hết mọi người không nhận ra rằng nhiều loài trên Trái đất lại đều thuộc dạng hiếm. Hiếm ở đây có nghĩa là phân bố trong một phạm vi hẹp, mật độ dân số thấp, hoặc cả hai.



Nhà sinh thái học Kevin Gaston ước tính rằng 90-95% cá nhân của tất cả các sinh vật trên Trái Đất đại diện cho không quá 20-25% của tất cả các loài. Điều đó có nghĩa là lên đến 75% của tất cả các loài trên trái đất rất hiếm trong dạng này hay dạng khác. Trong số hai hình thức hiếm nêu trên, hầu hết đều thuộc dạng phân bố hẹp.



2.
Nhiều khu vực phân bố trở thành điểm nóng

 

Có khoảng 600 nơi trên thế giới là nơi sinh sống duy nhất của một hoặc vài loài động vật quý hiếm  mà người ta gọi là điểm nóng. Ví dụ như tê giác Javan hoặc 13 loài ếch lạ chỉ sống trên một ngọn núi duy nhất ở Haiti. Các điểm nóng này có tổ chức bảo vệ riêng và gần như độc lập với chính phủ.



3. Dê
chính là kẻ thù

 

 Dê là một tai họa khi nói đến công tác bảo tồn động vật quý hiếm, đặc biệt là khi nói đến dê trên các hòn đảo, nơi mà các động vật ăn cỏ sinh sốngđông đúc, gây hao mòn nghiêm trọng thảm thực vật gây ra sự tuyệt chủng của các loài cây quý hiếm.


4. Hawaii - Galápagos thứ 2

 

Quần đảo Hawaii được xem là một đảo Galápagos thứ 2 của Mỹ, nơi xuất hiện những loài sinh vật quý hiếm. Một số đảo thuộcquần đảo này vẫn còn hoang sơ cộng thêm khí hậu nhiệt đới lý tưởng cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học .



5.
Loài vật quý hiếm to lớn nhất

 

Một trong những động vật có vú quý hiếm nhất, loài tê giác một sừng sống ở khu vực Nepal và Ấn Độ, hiện tại chỉ còn 1 đại diện duy nhất.



Tê giác là một ví dụ tốt của các loài đã từng rất phổ biến trong vài thế kỷ qua
dần trở nên  hiếm hoi do nạn săn bắn trái phép. Nhưng cũng là câu chuyện thành công lớn nhất đối với công tác bảo tồn: từ con số không quá 60 cá thể năm 1900, ước tính hiện nay đã lên tới 20.000.

 


Vì vậy, nếu chúng ta có thể phục hồi
được loài tê giác vốn kémthích nghi và sinh sản chậm thì đối với những loài động vật khác đều hoàn toàn khả thi.

Minh Giang (Theo National Geographic)