Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa
Cùng với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, một loạt các doanh nghiệp tư nhân cũng hưởng ứng công văn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT), trong đó khuyến cáo cán bộ công nhân viên chứckhông tiêu thụ các sản phẩm làm từ các loài hoang dã nguy cấp trong dịp Tết âm lịch. Công văn này được đưa ra tiếp theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc cấm xuất nhập khẩu sừng tê giác.
“Tết là dịp để các gia đình và bạn bè đoàn tụ, chúng ta không nên để Tết trở thành dịp để tiêu thụ nhữngsản phẩm làm từ động vật hoang dã. Đây là hành động trực tiếp đẩy các loài quý hiếm của Việt Nam và các loài biểu tượng trên toàn cầu như tê giác tới bờ vực tuyệt chủng,” Ông Stuart Chapman, Đại diện lâm thời, WWF-Greater Mekong chia sẻ.
Tháng 12 năm 2012, chính phủ Nam phi và chính phủ Việt Nam đã ký kết một Văn bản Thỏa thuận nhằm tăng cường thực thi pháp luật và giải quyết vấn đề buôn bán trái phép các loài hoang dã, trong đó có sừng tê giác. Thỏa thuận này mở đường cho việc tăng cường chia sẻ thông tin nghiệp vụ và những nỗ lực chung của hai chính phủ trong việc trấn áp các tổ chức tội phạm đứng sau các mạng lưới buôn lậu.
“Chúng tôi nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm trong thực hiện các cam kết quốc tế về môi trường, trong đó có Công ước về Bảo tồn đa dạng sinh học (CBD) và Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Gần đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Biên bản hợp tác về bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học với Nam Phi, Thoả thuận hợp tác về thực thi luật bảo vệ các loài hoang dã với Indonesia; Thủ tướng Chính phủ cũng mới ban hành Quyết định cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật một số loài động vật hoang dã thuộc các Phụ lục của CITES, đã thể hiện mạnh mẽ quyết tâm của Việt Nam trong đấu tranh với việc mua bán, sử dụng trái phép các loài hoang dã," Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát biểu.
Buôn bánbất hợp pháp động vật hoang dã đã trở thành một vấn đề toàn cầu khi hoạt động này đang đẩy nhiều loài tới bờ tuyệt chủng. Số lượng tê giác bị săn bắn trộm tại Nam Phi đã tăng từ 13 cá thể vào năm 2007 lên tới 668 cá thể trong năm 2012. Kể từ đầu năm 2013 đã có 57 cá thể tê giác ở Nam Phi bị giết hại, các quốc gia khác ở Châu Phi vàChâu Á cũng đang gặp tình cảnh tương tự.
Nhu cầu về sừng tê giác đang tăng cao trên toàn Châu Á, đặc biệt là Việt Nam đang đẩynạn săn trộm tê giác tại châu Phi hiện naythành một cuộc khủng hoảng. Nhu cầu sừng tê giác gia tăng đột ngột được cho là do những lời đồn thổi về tác dụng chữa bệnh của chúng, cùng với những công dụng không mang tính y họccổ truyềnđang rộ lên gần đây.Mặc dù việc bán sừng tê giác là bất hợp pháp, sừng tê giác vẫn còn được sử dụng trong Y học Cổ truyền Việt Nam.“Có nhiều loại thuốc y học cổ truyền đã chứng minh được tác dụng chữa bệnh của chúng đối với nhiều chứng bệnh, đã cứu được sinh mạng của hàng triệu người. Nhưngsừng tê giác không thuộc trong số này.” Tiến sỹ Naomi Doak, Điều phối viên của tổ chức TRAFFIC Đông Nam Á – Chương trình Tiểu vùng Mekong Mở rộng cho biết. “Bất chấp sự thật, những lời đồn đại, dối trá vẫn lan rộng và làm bùng lên nhu cầu sử dụng sừng tê giác.”
“Để giải quyết được nạn buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác cần phải có sự hỗ trợ và hành động tại các cấp cao nhất của chính phủ,” Ông Stuart Chapman, Đại diện lâm thời, WWF-Greater Mekong chia sẻ. “Chúng tôi mong muốn Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ có quyết tâm mạnh mẽ trong việc giải quyết vấn đề buôn bán và sử dụng trái phép sừng tê giác, coi đâynhư một trong những nỗ lực tăng cường bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học của quốc gia.”
Để ngăn chặn cuộc khủng hoảng săn bắn trộm và đẩy mạnh những nỗ lực của Việt Nam nhằm ngăn chặn nạn buôn bán trái phép và tiêu thụ sừng tê giác, WWF và TRAFFIC đã phát động chiến dịch quốc gia về chống buôn bán trái phép sừng tê giác. Chiến dịch mong muốn đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực về thực thi pháp luật, ngăn chặn có hiệu quả hơn nữa việc buôn bán trái phép và giảm nhu cầu sử dụng tê giác ở Việt Nam.