PGS.TS Lưu Đức Hải, Trưởng khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Mức độ trong lành của không khí được quyết định bởi thành phần các chất trong không khí, đặc biệt là các chất độc hại đối với con người.
Ban ngày, ánh nắng Mặt Trời làm nhiệt độ không khí tăng cao, khói thải từ nhà máy, xe cộ và bụi đất bị cuốn lên, bay lơ lửng trong không khí. Đến khi Mặt Trời lặn, nhiệt độ không khí giảm dần. Và qua một đêm, mặt đất mát dần, nhiệt lượng tỏa vào không trung cách mặt đất mấy trăm mét làm hình thành tầng không khí trên nóng dưới lạnh. Lúc này, khói thải, bụi không thể bốc lên cao để tỏa vào tầng mây mà chỉ luẩn quẩn ở gần mặt đất với nồng độ càng lúc càng đậm đặc. Nếu gió lặng thì độ ô nhiễm càng cao.
Vì thế, về nguyên lý, từ 10 - 15h không khí ít ô nhiễm hơn.
Ban ngày, ánh nắng Mặt Trời làm nhiệt độ không khí tăng cao, khói thải từ nhà máy, xe cộ và bụi đất bị cuốn lên, bay lơ lửng trong không khí. Đến khi Mặt Trời lặn, nhiệt độ không khí giảm dần. Và qua một đêm, mặt đất mát dần, nhiệt lượng tỏa vào không trung cách mặt đất mấy trăm mét làm hình thành tầng không khí trên nóng dưới lạnh. Lúc này, khói thải, bụi không thể bốc lên cao để tỏa vào tầng mây mà chỉ luẩn quẩn ở gần mặt đất với nồng độ càng lúc càng đậm đặc. Nếu gió lặng thì độ ô nhiễm càng cao.
Vì thế, về nguyên lý, từ 10 - 15h không khí ít ô nhiễm hơn.