Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Tham dự chương trình có Tiến sĩ Trần Hồng Hà - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ông Lê Công Thành - Cục trưởng Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; Tiến sĩ Nguyễn Văn Tài - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường.
Các vị khách mời đang giao lưu |
Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Chúng ta thấy Việt Nam cũng như tất cả quốc gia đang đứng trước thách thức chung là BĐKH, với điều kiện tự nhiên của Việt Nam thì thách thức này được đánh giá là trầm trọng hơn.
Những tác động của BĐKH như nhiệt độ tăng, nước biển dâng…cộng với tính dị thường, cực đoan của thời tiết làm công tác dự báo khó khăn, tác động lên việc hoạch định chính sách về tài nguyên môi trường. Nhất là tài nguyên nước ngọt.
BĐKH làm ảnh hưởng đến hầu hết nhân dân, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, TP. HCM. Nó tác động đến việc thiếu nước ngọt, tác động này lâu dài sẽ trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh tài nguyên nước, lương thực và năng lượng.
Ông Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
- Chúng ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, hành lang pháp lý cho công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH như: Chiến lược Quốc gia về BĐKH, Chiến lược Quốc gia phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; Chiến lược phát triển ngành Khí tượng thủy văn đến năm 2020; Chiến lược tăng trưởng xanh, luật Tài nguyên nước... Vậy, dưới góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, ông đánh giá như thế nào về các văn bản đã được ban hành thời gian qua?
Ông Nguyễn Văn Tài: Về hiệu quả, tôi chưa muốn đề cập đến, tôi muốn đề cập đến hướng tiếp cận, vấn đề biến đổi khí hậu lớn đến nước ta. Về cách tiếp cận, nhà nước đã ban hành về chiến lược tổng thể về biến đổi khí hậu làm sao để hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu và tận dụng tác động tích cực của biến đổi khí hậu.
Hiện nay các văn bản pháp luật về biến đổi khí hậu đã có, Việt Nam đang dần hình thành hành lang pháp lý về đối phó với biến đổi khí hậu.
- Chúng ta nên hiểu như thế nào về biến đổi khí hậu?
Ông Lê Công Thành: Nếu cách đây 10 năm chúng ta chưa nhận thức và thông tin nhiều về biến đổi khí hậu, nhưng nay thì thông tin đã rộng rãi. Biến đổi khí hậu là sự ấm lên toàn cầu, nói như vậy không có nghĩa chúng ta không có mùa đông mà là nhiệt độ rộng hơn, mùa hè có thể nóng hơn, mùa đông có thể lạnh hơn.
- Trên thế giới có hơn 200 quốc gia chịu sự tác động của BĐKH, tại sao Việt Nam lại đặc biệt được quan tâm?
Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Vì Việt Nam là vựa lúa lớn, đóng góp một lượng lớn lương thực cho thế giới. Việt Nam cũng luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm chung tay góp sức cùng bạn bè thế giới khắc phục sự tác động của BĐKH.
Với những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng quan tâm chuyển đổi mô hình kinh tế, giảm khí thải nhà kính, góp sức với cộng đồng thế giới giải quyết thách thức này.
- Khán giả từ số điện thoại 0978xxx158 hỏi: Gần đây, thời tiết biến đổi bất thường, tuy nhiên, việc dự báo thiên tai chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dân, nhiều trận bão dân không kịp trở tay, vai trò của cơ quan khí tượng thủy văn trong việc này là gì?
Ông Lê Công Thành: Những thông tin dự báo về thời tiến lúc đó quan trọng để đảm bảo công tác phòng tránh. Các cơn bão ở VN và thế giới gần đây có diễn biến phức tạp, nên dự báo nó rất khó khăn kể cả những nước có công nghệ tiên tiến.
Ở Mỹ thời gian gần đây có những cơn siêu bão… thách thức đối với khoa học. Ở VN dù đã được Đảng và Nhà nước đầu tư, quan tâm đến công tác dự báo khí tượng nhưng việc dự báo trước những diễn biến bất thường cũng gặp khó khăn.
Người dân nên chủ động nắm bắt các thông tin dự báo để có phương pháp phòng tránh. Các cơ quan truyền thông báo chí cũng cần mạnh mẽ hơn nữa trong việc phản ánh thực trạng, thông tin về diễn biến của biến đổi khí hậu giúp cho công tác phòng tránh có hiệu quả cao.
Ông Nguyễn Văn Tài, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN-MT. |
- Với vai trò là cơ quan chuyên môn trực tiếp triển khai nhiệm vụ dự thảo Đề án quan trọng này, ông có thể tóm tắt cấu trúc và những nội dung chính của đề án? Và Đề án sẽ có những điểm gì mới so với các văn bản pháp luật mà chúng ta đã ban hành?
Ông Nguyễn Văn Tài: Đề án về 3 vấn đề lớn.
Vấn đề 1 đánh giá tình hình nguyên nhân; vấn đề 2 nói về chủ trương giải pháp cùng đề cập nhóm nội dung nhận thức về biến đổi khí hậu, tài nguyên môi trường, giải pháp về chính sách, luật pháp, bộ máy; vấn đề 3 nói về việc tổ chức thực hiện.
Phần mới ở đề án tập truung về biến đổi khí hậu và nhiều hiện tượng biến đổi trên thế giới. Đề án sẽ đưa ra định hướng về nhiệm vụ và giải pháp để phù hợp với bối cảnh chung.
Ông Lê Công Thành - Cục trưởng Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu. |
- Vừa rồi chúng tôi thấy ở Đà Nẵng có diễn tập ứng phó với sóng thần. Biến đổi khí hậu có gây ra sóng thần hay không? Và nếu có thì dân phải làm gì? Được Nhà nước hỗ trợ như thế nào để di chuyển và bảo vệ tính mạng, cũng như tài sản?
Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Hiện nay các nhà khoa học chưa tìm thấy mối liên quan trực tiếp giữa BĐKH với sóng thần. Có thể giải thích một phần nguyên nhân do trái đất ấm lên, băng tan, thay đổi trọng lực đè lên trái đất, gián tiếp tạo nên sóng thần.
Bờ biển dài của nước ta có thể chịu sự tác động của sóng thần do các đứt gãy của Philipinne và Đài Loan. Chúng ta thường xuyên có những cuộc diễn tập để ứng xử nhanh với tình huống khẩn cấp rất cần thiết.
Chính phủ đã có đề án xây dựng hệ thống cảnh báo dọc miền Trung, bên cạnh việc cảnh báo sóng thần sẽ cảnh báo cả các thiên tai khác.
- Vừa rồi Lào Cai có lũ lớn, một số dân không kịp trở tay. Bộ có phương án hỗ trợ cho người dân sống trong vùng nguy cơ cao hay không?
Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Hiện nay Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề này, đã xây dựng bản đồ liên quan đến việc phòng tránh lũ quét ở các vùng có nguy cơ cao để điều chỉnh nguy hiểm cần thiết. Có biện pháp di dân.
Trong việc hỗ trợ thì UBND các địa phương đóng vai trò chính. Bộ TNMT xem xét đầu tư thêm hệ thống khí tượng thủy văn, đưa ra những cảnh báo cần thiết để dự đoán trước. Nhưng cũng sẽ khá khó khăn vì đồng bào miền núi sống tản mạn, thiết kế hệ thống tốn kém, không mang lại hiệu quả thực tế.