Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Các nhà khoa học đã phân tích hộp sọ hóa thạch của 70-triệu-năm-tuổi của Ampelosaurus loài khủng long khổng lồ, được phát hiện vào năm 2007 ở Cuenca, Tây Ban Nha. Đây là loài khủng long ăn cỏ, có cổ dài, đuôi dài cũng là sinh vật lớn nhất từng sải bước trên Trái đất.
Hộp sọ loài khủng long này thường dễ vỡ, tuy nhiên nhờ vào mẫu hóa thạch khá nguyên vẹn, đủ cho các nhà khoa học tìm hiểu về bộ não của chúng. Bằng cách quét nội soi hộp sọ qua hình ảnh CT, các nhà nghiên cứu đã phát triển một mô hình 3-D của não Ampelosaurus, không lớn hơn nhiều so với một quả bóng tennis.
"Ampelosaurus có thể đã đạt đến 15 mét (49 feet) chiều dài; nhưng bộ não của chúng không vượt quá 8 cm (3 inch)," nhà nghiên cứu nghiên cứu Fabien Knoll, một nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng quốc gia của Tây Ban Nha Khoa học tự nhiên công bố kết quả .
Ngoài ra trong quá trình phát triển hàng triệu năm, các nhà khoa học đều không nhận thấy có dấu hiệu tiến hóa hay tăng trưởng của não của khủng long, không giống như các nhóm động vật có vú và chim, tăng kích cỡ bộ não theo thời gian. Dường như loài khủng long cổ đại chỉ phát triển về kích thước cơ thể là chính.
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã tự hỏi làm thế nào các động vật lớn nhất trái đất từng sống với bộ não nhỏ như vậy. Có lẽ cũng vì thế mà chúng đã không tránh khỏi họa diệt chủng mặc dù đã từng là giống loài thống trị trên hành tinh.