Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Ninh Bình: Kiểm lâm Cúc Phương bán cây sưa hơn nửa tỷ

(18:15:49 PM 27/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Một cây Sưa trong rừng ở VQG Cúc Phương (Ninh Bình) được kiểm lâm bán với giá 600 triệu đồng vì lỡ năm trong quy hoạch mở đường, khi được hỏi thì Giám đốc VQG cho rằng đó là cây nằm trong vườn nhà và được quyền bán.

Cây sưa bị bán ở trước trạm kiểm lâm số 9, khoảng hơn 10 năm tuổi, nằm đúng trên con đường được mở theo dự án của tỉnh nhằm tăng cường phát triển du lịch nên bị liệt vào diện giải tỏa. Hạt kiểm lâm Nho Quan đã bán với giá với 600 triệu cho nhà hàng Vinh Phượng.


Tuy nhiên, khi nhà hàng Vinh Phượng đặt cọc 20 triệu đồng để mua sưa, trong nội bộ Hạt kiểm lâm không thống nhất bán, người bảo mang đi trồng nơi khác, người kêu bán. Cuối cùng, Hạt kiểm lâm vẫn ra quyết định bán cây sưa đó. 

 

  Vị trí cây sưa bị đào bán với giá 600 triệu đồng (ảnh: KT)
Vị trí cây sưa bị đào bán với giá 600 triệu đồng (ảnh: KT)

 

Nhưng sau đó, UBND xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, Ninh Bình không đồng ý cho bán và yêu cầu việc bán cây sưa này phải ngừng lại. Thấy vậy, nhà hàng Vinh Phượng cho khoảng 10 người bặm trợn dựng lều xung quanh cây sưa gần một tuần trời để canh. Những người canh ở cây sưa này còn ngang nhiên nói rằng, không bán thì vẫn cho máy múc đi vì Hạt kiểm lâm đã nhận tiền đặt cọc 20 triệu đồng. 

 

Trước tình hình đó Hạt kiểm lâm buộc lòng phải bán cho nhà hàng theo đúng như thỏa thuận từ trước với giá 600 triệu đồng. Ngay lập tức cây sưa được múc cả gốc lên ô tô và chở đi. Sau đó cây sưa này còn qua tay rất nhiều chủ và số tiền không dừng lại ở con số 600 triệu đồng.
 
Ông Trương Quang Bích – Giám đốc VQG Cúc Phương lý giải: “Cây gỗ sưa này nằm trong phần đất giải phóng mặt bằng để làm đường nên anh em ở trạm kiểm lâm số 9 tự tổ chức bán, chứ bản thân tôi không ký quyết định và cũng chỉ nghe cấp dưới báo lại bằng miệng”.
 
Theo ông Bích, vì cây sưa này nằm ở trước sân của trạm kiểm lâm số 9 nên coi như của hộ gia đình  và số tiền bán sưa trên đã dùng vào quỹ công đoàn của...trạm kiểm lâm.
 
“Anh em ở đấy tự gây trồng ở trong trạm, cũng giống như mình trồng cây xoan, cây đào… Lãnh đạo chúng tôi có họp bàn và xác định đây là tài sản của anh em kiểm lâm tự trồng, quyền là của anh em tự quyết định khai thác” - ông Bích nói.
 
 
Tại Việt Nam, người dân địa phương gọi nó là trắc thối, huỳnh đàn hay huê mộc vàng, được xếp vào loại gỗ quý hiếm nhóm 1A.  Theo IUCN thì cấp đe dọa của nó hiện nay là VU A1cd = sắp nguy cấp (năm đánh giá 1997).
 
Hiện nay, Nhà nước nghiêm cấm khai thác, sử dụng gỗ sưa dưới mọi hình thức. Cấm tận thu gỗc, rễ, cành, ngọn, mảnh vụn của gỗ sưa từ rừng tự nhiên và gây trồng. Những người khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ sưa trái phép bị xử lý nghiêm trước pháp luật.

 

Theo ĐVO