Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Đồi cát
Các vấn đề liên quan đến suy thoái đất và các giải pháp tiềm năng để khắc phục các vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia đầu ngành Chiến lược tài chính lồng ghép (IFS) và Việt Nam .
Theo thống kê, Bình Thuận có hơn 80 ngàn ha đất cát và núi đá khô cằn (chiếm hơn 22% tổng diện tích tự nhiên) lượng mưa thấp nhất cả nước, mùa khô kéo dài 5-7 tháng/năm. Với đặc điểm địa lý lượng nước bốc hơi tăng, độ ẩm không khí giảm, nên tình trạng khô hạn kéo dài. Hiện nay hai huyện Bắc Bình, Tuy Phong đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng sa mạc hóa.
Ông Dương Văn Lãng – Chi cục trưởng Chi cục Lâm Nghiệp tỉnh cảnh báo: lo ngại nhất hiện nay là vấn đề sa mạc hóa, tính đa dạng hóa của đất không còn. Ông dẫn chứng ngày xưa khu Lê (Bắc Bình) đất tốt, hoa màu phong phú đa dạng, động vật rừng còn trú ẩn, sau mấy chục năm sự thay đổi khá rõ. Bởi không còn cây rừng, nguồn nước không có thì động thực vật nào sinh sống được. Nước được xem là yếu tố sống còn trong việc đối đầu với sa mạc hóa, có nước sẽ giải quyết được nhiều việc. Hiện Bắc Bình, Tuy Phong dù đã sử dụng nguồn nước từ thủy điện Đại Ninh, hồ Sông Lòng Sông nhưng so yêu cầu vẫn còn thiếu. Theo ông Lãng cần ngăn chặn đến mức tối đa quá trình hoang mạc hóa vùng cát ven biển và vùng đất trống đồi trọc.
Giải pháp tích nước để sử dụng, sản xuất, tưới cây mà ông Trần Hữu Thái – Phó Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh chủ trì cũng thật có ích. Nếu cứ theo phương pháp tích nước trong lu như trước đây sẽ không nhiều. Dự án được thực hiện bởi Quỹ Bảo vệ môi trường toàn cầu và các cơ quan chuyên môn cho kết quả khả quan. Dự án này đã được người dân đồng tình ủng hộ và đánh giá cao, bởi hiệu quả thiết thực “lấy ngắn nuôi dài” và cuộc sống người dân được đảm bảo. Ngoài ra còn có các giải pháp chống sa mạc hóa được đề cập áp dụng như: Trồng rừng chống cát bay, tăng độ che phủ; tăng cường công tác phát triển hệ thống thủy lợi; thực hiện các chương trình sản xuất nông nghiệp bền vững; chuyển giao các biện pháp canh tác hợp lý...
Theo các chuyên gia, để các giải pháp chống sa mạc hóa phát huy hiệu quả, nhà nước cần có chính sách kinh tế giữa trách nhiệm bảo vệ môi trường với đời sống cộng đồng dân cư. Đẩy mạnh trồng rừng và phát triển mô hình “nông nghiệp trú ẩn” hay “nông – lâm kết hợp”. Nông nghiệp chuẩn bị sẵn sàng thích ứng với điều kiện khí hậu biến đổi, bằng các giải pháp cơ cấu thời vụ, giống, phương thức canh tác theo hướng sử dụng ít nước. Bên cạnh đó, việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cộng đồng nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; ngăn chặn nạn phá rừng cũng phải được các ngành chức năng của tỉnh quan tâm thực hiện hiệu quả hơn.
Theo nhận định của Tổ chức Công ước Liên Hợp Quốc chống sa mạc hóa (UNCCD), tình trạng biến đổi khí hậu hết sức đáng lo ngại đối với loài người trong thời gian hiện nay.
Dự báo, cuối thế kỷ 21, nhiệt độ sẽ tăng thêm 2 độ C, nước biển tăng lên 1 mét, việc nước biển dâng được cảnh báo gây thiệt hại về kinh tế vô cùng lớn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu là do hiện tượng sa mạc hóa, phá rừng, nguồn nước ngầm cạn kiệt, biển lở…
Việt Nam là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc chống sa mạc hóa và đã ban hành Chương trình Hành động Quốc gia chống Sa mạc hóa (NAP) cho giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Tình trạng thoái hóa đất ở Việt Nam có những tác động lớn về mặt kinh tế xã hội đến kinh tế quốc gia cũng như đến các sinh kế của các cộng đồng nông thôn.
Căn cứ theo NAP, các bên đã đi đến quyết định là Chiến lược Tài chính Lồng ghép (IFS) chống Sa mạc hóa sẽ tập trung vào 2 tỉnh duyên hải phía Nam là Ninh Thuận và Bình Thuận. Hai tỉnh này khô hạn nhất Việt Nam (tổng diện tích sa mạc hóa trên 170 ngàn ha) và đang phải hứng chịu quá trình ngày càng nhiều thách thức do biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng đến vùng nông thôn rất nghiêm trọng và việc chống lại quá trình suy thoái đất đang trở nên vấn đề ưu tiên.