Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>> CONSON sẽ gây mưa dông ở nhiều nơi
Ông Bùi Minh Tăng nói: “Bão hình thành ở vùng biển Philippines ngày 12/7 và di chuyển khá nhanh. Đến sáng 14/7, bão vào Biển Đông và di chuyển tương đối phức tạp.”
Theo ông Tăng, tất cả các mô hình dự báo của Trung tâm đều cho rằng từ sáng 16/7, Vịnh Bắc Bộ sẽ bị ảnh hưởng bởi gió bão. Đến trưa 16/7, bão tiếp cận phía đông đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Như vậy, từ đêm 16/7, vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng gió sẽ mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9-10, giật cấp 11, cấp 12.
Do ảnh hưởng của bão, vùng Đông Bắc, sau đó là Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, sẽ có mưa to đến rất to từ đêm 16 và kéo dài sang ngày 17, 18 và, thậm chí, cả ngày 19/7.
Theo ông Tăng, từ trưa chiều ngày 17/7, Hà Nội sẽ có mưa với lượng mưa từ vài chục mm đến 100mm.
“Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có khả năng có mưa với lượng mưa vài chục mm, qua đó cải thiện được phần nào tình trạng hạn hán”, ông Bùi Minh Tăng nói.
Theo dự báo, lượng mưa có thể đạt từ 200mm đến 300mm ở các tỉnh thuộc Quảng Ninh, Lạng Sơn, vùng núi, Bắc Giang.
Ông Tăng cho rằng nếu lượng mưa đạt 200mm, khả năng xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc là rất lớn, tuy nhiên còn phụ thuộc vào địa hình của nơi đó.
Ông Đức cho biết năm 2010 còn từ 5 đến 6 cơn bão nữa.
Phát biểu với báo giới bên lề cuộc họp, ông Phạm Văn Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nói năm nay bão đến muộn hơn so với mọi năm, khi giữa tháng 7 mới xuất hiện cơn bão đầu tiên.
Năm nay cơn bão số 1 hơi khác biệt vì, theo ông Tăng, bão đến muộn hơn so với nhiều năm. Ví dụ năm 2009 cơn bão đầu tiên trong năm xuất hiện vào tháng 4.
Trước tình hình diễn biến của cơn bão số 1, Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương tiếp tục đôn đốc các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi thực hiện Công điện số số 06/CĐ-TW ngày 13/7/2010 của Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương-Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
Bộ Giao thông Vận tải đã có các công điện số 37/CĐ-BGTVT ngày 14/7/2010, gửi các cơ quan trực thuộc và các sở giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị nằm trong khu vực ảnh hưởng của bão triển khai các biện pháp chủ động phòng, tránh, đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống.
Bộ tổng Tham mưu - Bộ Quốc phòng đã có điện gửi các đơn vị Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật; Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Quân chủng Hải quân, Cục cảnh Sát biển; Quân khu 3,4,5 yêu cầu các đơn vị phối hợp với địa phương tiếp tục kiểm đếm, thông báo, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển về diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, sẵn sàng các lực lượng phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn.
Bộ Y tế có công điện số 4646/CD-BYT ngày 14/7/2010, chỉ đạo các sở y tế và các đơn vị trực thuộc chủ động triển khai các phương án bảo vệ hoặc di dời các cơ sở y tế khi cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn tuyết đối cho bệnh nhân; chuẩn bị các cơ số thuốc, hóa chất, thiết bị y tế sẵn sàng hỗ trợ các địa phương.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão&tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định tiếp tục thông báo tình hình và chỉ đạo công tác chuẩn bị đối phó với bão; yêu cầu ban chỉ huy phòng chống lụt bão các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của bão, chủ động xử lý kịp thời các tình huống; liên lạc và kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động ngoài khơi về nơi trú tránh.
Theo báo cáo của Bộ Tham mưu - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và văn phòng ban chỉ huy phòng chống lụt bão&tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định, tính đến 6 giờ ngày 15/7, trong tổng số tàu 51.994 tàu/239.096 lao động đang hoạt động trên biển Đông, số tàu đã liên lạc được là 51.991 tàu/238.656 lao động.
Số tàu chưa liên lạc được gồm ba tàu thuộc tỉnh Quảng Nam. Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản đang phối hợp với bộ đội biên phòng và các địa phương để tìm cách liên lạc, xác định vị trí các tàu thuyền trên.