Vừa đây một nhóm các nhà địa chất đã thu thập mẫu bùn dưới đáy đại dương dọc theo chu vi của Vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nơi lắng đọng những tro bụi núi lửa. Các lớp bùn đó tích tụ trong chiều dày của chúng sản phẩm của 91 lần núi lửa phun trào diễn ra trong hàng triệu năm qua.
Bóc tách từng lớp riêng biệt, các nhà địa chất có thể biết được thời gian của từng lần núi lửa phun đồng thời phân tích sự phân bố các lớp tro, họ đã phát hiện ra quy luật: cứ 41.000 năm lại có một lần núi lửa phun trào lớn.
Điều này khớp với những kết luận trước đây của các nhà khí hậu học cổ đại (paleoclimatolog): cứ 41.000 năm Trái đất lại xảy ra một chu kỳ trục quay của nó bị nghiêng đi. Đó là nguyên nhân làm cho các mùa thay đổi và sự dao động nhiệt độ cứ ít đần đi. Ở các vĩ độ cao lượng băng tích luỹ trong mùa đông vào mùa hè chưa kịp tan và dẫn đến kỷ băng hà.
Nhưng kỷ băng hà ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của núi lửa? Câu trả lời khá đơn giản.
Vào giai đoạn này, nước trên hành tinh chuyển một phần khối lượng của nó từ đại dương lên các lục địa, tạo ra lớp vỏ băng rất dày trên mặt đất, đặc biệt tại các cực. Khi nhiệt độ tăng, lượng băng lại từ lục địa là chuyển ra đại dương.
Sự di chuyển đó gây ra sự thay đổi áp lực tác động lên các lớp magma nóng chảy dưới mặt đất. Ở những nơi sức ép lên lớp magma giảm nhanh chóng sẽ làm chúng tìm nhưng nơi có kiến tạo địa chất đứt gãy để phun lên, biến thành những núi lửa hoạt động dữ dội.
Cho nên hậu quả của việc Trái đất nóng lên còn gây ra những nguy hại tồi tệ hơn người ta thường hình dung, trong đó có sự nguy hiểm của việc núi lửa sẽ phun ở nhiều nơi trên thế giới.