Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam Hotline: 091.5203050 - 091.5203070 Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com Website:tinmoitruong.com.vn
Loài cá mập kỳ lạ tự “sinh sản”
(12:01:11 PM 11/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Cá mập dễ bị tổn thương trước tình trạng đánh bắt quá mức, chủ yếu do nhiều loài trong số chúng mất nhiều năm mới trưởng thành.
Hình ảnh “bào thai” của loài cá mập tre vằn được bao bọc trong lớp màng bảo vệ. Màng bọc này có khả năng cảm nhận điện trường của các động vật ăn thịt và đóng băng tại chỗ để tránh bị phát hiện.
Cá mập tre vằn thường sinh sống ở các rặng san hô ven bờ, cách lớp bùn và cát khoảng từ 0-85m.
Các nhà khoa học cho biết, tương tự những loài cá mập khác, cá mập tre vằn cũng có những lỗ cảm trên đầu có chức năng cảm nhận kẻ săn mồi và con mồi.
Tuy có lớp màng bảo vệ, cá mập con vẫn gặp nguy hiểm bởi các loài cá, động vật có vú sống ở biển và các động vật thân mềm lớn.
Cá mập tre vằn con “chào đời”, chui ra khỏi lớp màng bảo vệ.
Cá mập tre vằn có tên khoa học là Chiloscyllium punctatum, là một loài cá mập thuộc họ Hemiscylliidae.
Hình ảnh một con cá mập tre vằn“vị thành niên”.
Cá mập tre vằn trưởng thành con đực dài từ 68-76cm, con cái dài khoảng 63cm.