Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Điện thẩm thấu- nguồn năng lượng lạ mà quen

(13:26:17 PM 09/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Không ai nghĩ rằng điện thẩm thấu (Osmotic power)- một loại hình năng lượng mới có khả năng giải quyết tình trạng thiếu năng lượng hiện nay trên thế giới. Dạng năng lượng xa lạ này hầu như chưa được nhắc đến nhiều. Tuy nhiên, một thử nghiệm được tiến hành tại một vùng cửa sông Nauy đã thu hút sự chú ý đến khả năng vô tận của nguồn năng lượng mới này


Nhà máy điện thẩm thấu thử nghiệm đặt tại Nauy

 

Oslofjord vốn chỉ là một nhà máy sản xuất cellulose bình thường, tuy nhiên trong hơn ba năm qua, công ty năng lượng Statkraft của Na Uy đã lặng lẽ thử nghiệm các công nghệ để biến nó thành nhà máy điện thẩm thấu đầu tiên trên thế giới.

 

Trong thời gian hoạt động ban đầu, nhà máy chỉ tạo ra một lượng điện rất  ít ỏi. Tuy nhiên, Trung tâm Năng lượng tái tạo Na Uy (SFFE) khẳng đinh rằng, tiềm năng toàn cầu của năng lượng thẩm thấu khoảng 1.370 terawatt giờ mỗi năm, gần tương đương với lượng điện tiêu thụ hiện tại của Đông Âu và Nga cộng lại. Chính vì vậy các nhà nghiên cứu hàng đầu của Statkraft nỗ lực tối đa để khai thác một hình thức mới của năng lượng tái tạo từ lượng nước mặn khổng lồ bao phủ hơn 70% bề mặt trái đất.



Thẩm thấu điện, dựa trên một quá trình vật
rất cơ bản: khuếch tán. Các phân tử có xu hướng dịch chuyển từ vùng có độ mặn cao sang vùng có độ mặn thấp hơn. Nó xảy ra ở bất kỳ cửa sông đổ ra biển nào và từ đó tạo ra năng lượng dưới dạng nhiệt.

 

Friso Sikkema, chuyên gia cao cấp về phát điện và năng lượng tái tạo tại DNV Kema, một công ty nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này có trụ sở tại Hà Lan cho biết: "Đó là một quá trình rất sạch".



Sản phẩm phụ sau quy trình điện thẩm thấu chính là nước lợ. Tuy nhiên, nếu tiến hành sản xuất điện thẩm thấu trên quy mô lớn có thể ảnh hưởng đến sinh vật biển địa phương. Ngoài ra, việc sản xuất màng thẩm thấu cho quá trình này cũng rất tốn kém.

 

Tại Nhật bản, khi trận động đất và sóng thần tàn phá làm tê liệt nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi dẫn đến việc đặt dấu chấm hỏi cho sự  tồn tại của điện hạt nhân. Akihiko Tanioka, nhà nghiên cứu về điện thẩm thấu, lập luận rằng khối lượng dòng chảy của các con sông tại Nhật Bản có chứa công suất năng lượng tiềm năng để thay thế năm hoặc sáu lò phản ứng hạt nhân nếu các nhà máy điện thẩm thấu được đặt ngay nơi con sông đổ ra biển.

 

Với tiến độ nghiên cứu hiện nay, điện  thẩm thấu có hy vọng được ứng dụng quy mô lớn trong vòng 3 đến 5 năm nữa.

Minh Giang (Theo National Geographic)