Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Những hòn đảo đáng sợ nhất trên thế giới Tin ảnh

(08:38:04 AM 30/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Con người sẽ phải thật can đảm nếu muốn sống trên 4 hòn đảo này.

Thế giới có rất nhiều hòn đảo kỳ lạ như đảo búp bê, đảo mèo, đảo tình yêu nhưng cũng có những địa danh vô cùng đáng sợ.


1. Đảo Ilha da Queimada, Brazil

Đảo Ilha da Queimada, Brazil hay đảo Rắn, nằm ngoài khơi bờ biển của Brazil là nơi cư trú của hàng nghìn con rắn độc lớn nhỏ cùng nhiều loài rắn khác. 

Ở đảo có một loài rắn hổ lục đầu giáo vàng óng (Golden Lancehead Vipers) - 1 trong những loài rắn độc nhất thế giới. Loài rắn này gây ra 90% các trường hợp tử vong liên quan đến rắn cắn ở Brazil. 

4 hòn đảo chẳng ai muốn đặt chân đến 1

Khi bị rắn cắn, nọc độc gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm suy thận, hoại tử mô cơ bắp, xuất huyết não và chảy máu đường ruột. 

Theo thống kê ở đây, cứ 1m vuông lại có tới 5 con rắn hổ lục đầu giáo. Nhưng dù số lượng rắn có ít hơn thì bạn cũng khó tránh khỏi cái chết khi đi quá 3 bước chân.

4 hòn đảo chẳng ai muốn đặt chân đến 2

Trong nhiều năm qua, chỉ duy nhất 1 người gác đèn sinh sống trên đảo. Hải quân Brazil ban lệnh cấm mọi công dân nước này tới hòn đảo vì lo sợ rắn tấn công.

Người dân đảo ước tính rằng mật độ dân số lancehead trên Queimada Grande là một con mỗi mét vuông, hay thậm chí là năm cho mỗi mét vuông. 

2. Đảo Home Reef, Nam Thái Bình Dương

Nằm ở phía Nam Thái Bình Dương, phía Nam đảo Late và gần núi lửa ở Tonga, Home Reef lần đầu tiên được hình thành bởi một vụ phun trào núi lửa dưới mặt biển năm 1852. 

4 hòn đảo chẳng ai muốn đặt chân đến 3

Hòn đảo bị xói mòn đi trong nhiều năm, rồi lại hình thành một lần nữa vào năm 1984 sau vụ phun trào khác. 

4 hòn đảo chẳng ai muốn đặt chân đến 4

Nhưng tiếp tục sau đó, Home Reef một lần nữa biến mất và trong năm 2006, nó lại nổi lên. Home Reef rõ ràng không thể trụ vững được trên lớp đá bọt chỉ xuất hiện tạm thời, nhưng không hẳn là không có sự sống. 

4 hòn đảo chẳng ai muốn đặt chân đến 5

Trên hòn đảo này tuyệt nhiên không có con người nhưng Home Reef là nơi dừng chân cho một số loài động vật di cư.

3. Đảo Bouvet, Nam Đại Tây Dương

Đảo Bouvet (còn có tên khác là Liverpool hay cái tên Lindsay) nằm ở phía Nam Đại Tây Dương, ngang về phía Nam - Đông Nam mũi Hảo Vọng. Hòn đảo là khu vực tự trị của Na Uy và là hòn đảo xa xôi nhất thế giới.

4 hòn đảo chẳng ai muốn đặt chân đến 6

Hòn đảo có diện tích 49km vuông, 93% trong số đó bị bao phủ bởi những dòng sông băng ngăn cách bờ biển phía Nam và phía Đông.

Bờ biển dài 29,6km thường bao bọc bởi những đám băng. Điểm cao nhất trên đảo được gọi là Olavtoppen, đỉnh của nó cao 780m từ mặt nước biển. 

4 hòn đảo chẳng ai muốn đặt chân đến 7

Bouvet cũng có một bãi đá ngầm dung nham trên bờ biển phía Tây của đảo (xuất hiện khoảng giữa năm 1955 - 1958) là nơi làm tổ cho chim chóc.

Việc truy cập vào đảo tương đối khó khăn bởi băng phủ hết toàn bộ xung quanh đảo nên việc đến đảo chỉ có thể bằng trực thăng hoặc tàu phá băng chuyên dụng... 

4 hòn đảo chẳng ai muốn đặt chân đến 8

Do khí hậu khắc nghiệt và địa thế băng bao phủ, thực vật chỉ giới hạn ở địa y và rêu. Hải cẩu, hải âu và chim cánh cụt là những cư dân duy nhất trên đảo.

4. Vịnh đảo Bengal, Ấn Độ

Vịnh Bengal là một trong những vịnh lớn nhất thế giới, nằm ở Nam Á, phía Đông Bắc Ấn Độ Dương, có hình dạng tương tự như một tam giác.

4 hòn đảo chẳng ai muốn đặt chân đến 9

Vịnh Bengal có tổng diện tích 2,173 triệu km vuông, độ sâu trung bình 2.586m, sông Hằng và sông Brahmaputra đổ vào phía Bắc vịnh làm thành những cửa sông rộng. 

4 hòn đảo chẳng ai muốn đặt chân đến 10

Vịnh Bengal là nơi ấp ủ những cơn bão nhiệt đới. Người ta thường cho rằng, các cơn bão đều bắt nguồn từ vùng biển nhiệt đới 5 độ - 25 độ vĩ Bắc. 

4 hòn đảo chẳng ai muốn đặt chân đến 11

Hàng năm từ tháng 4-10, tức là mùa hạ và mùa thu, bão thường xảy ra kèm theo là nước triều dâng tạo ra những cột sóng lớn lao vào sông Hằng và sông Brahmaputra, gây lũ lụt nghiêm trọng. Khí hậu không ổn định và mưa bão đã gây nhiều thiệt hại cho người dân, đến mức chẳng ai muốn sinh sống ở nơi đây.


Theo MASK