Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Cùng điểm lại 10 thành tự quốc phòng nổi bật trong năm 2012 của Việt Nam:
1. Chế tạo áo giáp chống đạn
Viện Công nghệ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã nghiên cứu chế tạo thành công áo giáp chống đạn từ vật liệu gốm oxit nhôm (Al2O3) siêu mịn tăng bền bằng ZrO2 nano và vật liệu dyneema, có khả năng chống đạn đạt tiêu chuẩn cấp III+ theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ.
Đây là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Nhà nước Nghiên cứu chế tạo áo giáp chống đạn trên cơ sở gốm Al2O3 tăng bền bằng nano ZrO2 do Tiến sĩ Tạ Văn Khoa thuộc Phòng Vật liệu (Viện Công nghệ) làm chủ nhiệm.
Tác giả đã nghiên cứu hoàn thành công nghệ chế tạo vật liệu gốm Al2O3 tăng bền bằng ZrO2 nano, với các hạt ZrO2 nano phân tán đồng đều trên nền Al2O3 giúp nâng cao đáng kể cơ tính của vật liệu.
Từ loại vật liệu đặc chủng này, tác giả đã nghiên cứu chế tạo thành công các tấm gốm có kết cấu dạng “mosai” đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật chế tạo tấm gốm chống đạn có khả năng chịu được nhiều phát bắn. Đồng thời, đề tài cũng xác định được công nghệ chế tạo tấm ép dyneema đạt độ bền cao, đáp ứng các yêu cầu chế tạo tấm chống đạn.
Đề tài đã chế tạo thành công 4 loại áo giáp chống đạn gồm: 2 loại từ vật liệu gốm Al2O3 tăng bền bằng ZrO2 nano và vật liệu composit dyneema đạt cấp độ chống đạn cấp III+ theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ (chống được đạn 7,62x54mm); 2 loại áo giáp chống đạn còn lại được chế tạo từ 100% composit dyneema, có thể chống đạn súng AK47 cỡ 7,62x39mm theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ ở khoảng cách bắn 15m.
2. Nghiên cứu, chế tạo máy lái cho tên lửa đối hạm X
Trung tâm Công nghệ Cơ khí chính xác của Bộ Quốc phòng đã tham gia nghiên cứu quy trình công nghệ, bảo đảm kỹ thuật cho các nhà máy quốc phòng chế tạo các loại máy lái, dẫn đường tên lửa, bảo đảm cho tên lửa bay tới đúng mục tiêu.
Hiện nay, Trung tâm triển khai đề tài cấp Bộ Quốc phòng về nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chế tạo, chế thử và thử nghiệm máy lái điện-khí của tên lửa đối hạm X; nghiên cứu thiết kế chế thử theo mẫu hệ thống cấp khí nén cho máy lái và hệ thống bung cánh lái, nâng tên lửa đối hải X bằng công nghệ trong nước.
Trung tâm tham gia xây dựng, triển khai đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu chế tạo, áp dụng thử nghiệm cấp bộ về nghiên cứu công nghệ chế tạo cụm các - đăng trong đầu tự dẫn tên lửa phòng không tầm thấp; chế tạo máy lái tên lửa của hệ thống tên lửa Y…để phục vụ cho những công nghệ tên lửa mới trong tương lai gần.
3. Nghiên cứu chế tạo lớp bảo vệ nhiệt động cơ hành trình tên lửa
Viện Công nghệ (Tổng cục CNQP) đã nghiên cứu chế tạo thành công sản phẩm cao su sử dụng làm lớp bảo vệ nhiệt cho động cơ hành trình tên lửa nhiên liệu rắn. Sản phẩm có các chỉ tiêu kỹ thuật tương đương với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài và hiện đã được ứng dụng trong sản xuất quốc phòng.
Trên cơ sở nghiên cứu các mẫu lớp bảo vệ nhiệt của nước ngoài, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ đã chế tạo thành công vật liệu cao su sử dụng làm lớp bảo vệ nhiệt cho động cơ hành trình của tên lửa. Theo đó, vật liệu là loại cao su nitril biến tính bằng nhựa phenolfomaldehyd.
Công nghệ chế tạo cao su gồm các bước cơ bản: Sơ luyện, hỗn luyện, cán xuất tấm, ép tạo hình và lưu hóa. Sản phẩm được sản xuất từ các loại nguyên liệu chính: Cao su nitril CKH-26; nhựa phenolfomaldehyd; ôxít kẽm; stearat canxi; chất ổn định; urotropin; lưu huỳnh… Mẫu vật liệu cao su qua thử nghiệm đều đạt các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật. Thành công của nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong chế tạo các loại ống lót bảo vệ nhiệt động cơ hành trình tên lửa.
4. Thử nghiệm thành công giá súng điều khiển từ xa
Đại úy Nguyễn Văn Hùng, Phó Phòng Nghiên cứu phát triển, Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) cùng các cộng sự đã thử nghiệm thành công hệ thống giá điều khiển đa năng mang súng 12,7 mm hoặc 14,5 mm, có khả năng tự động bám ảnh mục tiêu tại Trường bắn Quốc gia khu vực 1.
Đây là sản phẩm được nghiên cứu thiết kế hoàn toàn mới, giúp vũ khí có thể tự động “bám” theo mục tiêu và có ý nghĩa thực tiễn cao.
Giá điều khiển đa năng là thiết bị được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại. Giá có thể được lắp các loại súng 12,7 mm hoặc 14,5 mm và nhờ có phần mềm xử lý ảnh cũng như hệ thống điều khiển hiện đại, súng có thể tự động “bám” theo các loại mục tiêu di động với vận tốc lên tới 100 km/giờ và nổ súng tiêu diệt với xác suất trúng đích cao.
Hệ thống giá điều khiển đa năng mang súng 12,7 mm và 14,5 mm có khối lượng nhỏ, gọn; giá trung gian mang súng và hộp đạn đồng bộ; cụm khí tài quan sát; tủ điều khiển. Thông qua tủ điều khiển, xạ thủ có thể quan sát, chọn mục tiêu ra lệnh bắn.
Hệ thống giá súng đa năng có thể tiếp tục phát triển để gắn trên tàu hải quân, biên phòng cũng như các phương tiện cơ động… nhằm nâng cao hiệu quả trong tác chiến.
5. Chế tạo ngòi đạn cối điện tử
Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã chế tạo và thử nghiệm thành công ngòi hẹn giờ điện tử cho đạn cối cát-xét 100 mm.
Sau khi hoàn thành, chế thử, Viện Vũ khí đã tiến hành bắn thử thành công đạn cối 100mm cát-xét dùng ngòi hẹn giờ điện tử, đạn nổ đúng như thời gian cài đặt ban đầu.
Theo Đại tá An Văn Thắng (Viện trưởng Viện Vũ khí), đề tài nghiên cứu ngòi hẹn giờ điện tử đạn cối 100mm cát-xét là đề tài định hướng đón bắt cho những dự án chế ngòi nổ hẹn giờ của tổng cục sẽ triển khai trong vài năm tới như thiết kế ngòi hẹn giờ điện tử lắp cho đạn pháo phản lực và các loại đạn pháo khác.
6. Làm chủ công nghệ nhiệt luyện nòng pháo
Những năm gần đây Việt Nam đã bước đầu làm chủ công nghệ này áp dụng chế tạo nòng pháo cối, DKZ, pháo phòng không.
Nòng pháo là chi tiết làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt về nhiệt độ và áp suất nên đòi hỏi phải có cơ tính tổng hợp cao, trong đó đặc biệt chú ý đến độ bền, độ dai va đập và khả năng chống mài mòn. Quá trình chế tạo nòng pháo phải kết hợp nhiều công nghệ như: công nghệ nấu luyện, đúc thép; công nghệ gia công cắt gọt; công nghệ mạ lỗ nòng và đặc biệt là công nghệ nhiệt luyện.
Để đạt được các chỉ tiêu cơ tính đáp ứng được yêu cầu làm việc của nòng pháo, xu hướng chung hiện nay là chế tạo nòng từ các loại thép carbon trung bình được hợp kim hóa bằng các nguyên tố có tác dụng tăng độ thấm tôi, tăng tính dẻo, làm nhỏ hạt và hạn chế khả năng bị thải bền trong quá trình làm việc như crôm, mangan, niken…
Các nguyên tố có hại như phốt pho, lưu huỳnh được khống chế với hàm lượng dưới 0,015%. Để nhận được cơ tính theo yêu cầu, các loại nòng pháo chế tạo từ vật liệu này cần phải được gia công biến dạng để tạo ra tổ chức đồng nhất và đẳng hướng, sau đó phải được nhiệt luyện theo một chế độ đặc biệt.
Công nghiệp quốc phòng nước ta hiện đã nhiệt luyện được nòng pháo súng cối 100 mm, nòng súng DKZ82-B10 có chiều dài 1.400 mm; phôi nòng SPG-9 có chiều dài 2.300 mm khối lượng khoảng 100 kg; nghiên cứu nhiệt luyện thành công phôi nòng pháo 37 mm có chiều dài 2.500 mm, khối lượng hơn 200 kg; chế tạo thành công thiết bị nung tôi tần số công suất 300 kW...
Còn nữa