Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Không thể phát triển bền vững, nếu chưa xác lập đúng vai trò của cộng đồng - Ảnh minh họa
Hội thảo nhằm đánh giá những hạn chế, bất cập liên quan đến công cụ kinh tế; chế tài xử phạt, cưỡng chế và những hành vi bị cấm được quy định trong Luật; góp ý về việc điều chỉnh, bổ sung các điều khoản về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.
PGS.TS Nguyễn Danh Sơn, Viện Khoa học&Xã hội Việt Nam, cho biết thuế môi trường (quy định tại điều 112) hiện hành được ấn định nhằm vào các hoạt động bảo vệ môi trường, chứ không phải là vào mọi hoạt động đối với môi trường nói chung. Trong thực tiễn hiện nay, chúng ta đã có các loại thuế môi trường khác nhau.
Vì vậy ông Sơn kiến nghị xác định công cụ thuế bảo vệ môi trường thay cho thuế môi trường, với nội hàm của thuế bảo vệ môi trường đã được xác định tại Luật thuế Bảo vệ Môi trường hiện hành “là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường” (điều 2, khoản 1).
Cụ thể sẽ điều chỉnh lại các khoản quy định tại Điều 112 của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 như sau: Tổ chức, hộ gia đình, các nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường thì phải nộp Thuế Bảo vệ Môi trường; Chính phủ trình Quốc hội quyết định danh mục, thuế suất đối với các sản phẩm, loại hình sản xuất, kinh doanh phải chịu Thuế Bảo vệ Môi trường.
Về quỹ bảo vệ môi trường, ông Sơn đề nghị bổ sung về vốn hoạt động hàng năm cho quỹ từ nguồn “lệ phí bán, chuyển các chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận thu được từ các dự án cơ chế phát triển sạch (CDM) thực hiện tại Việt
Ngoài ra, ông Sơn còn đề xuất bổ sung mới về một điều riêng về “chi trả dịch vụ môi trường” như sau: dịch vụ môi trường là gồm các loại hình dịch vụ có thể mang lại lợi ích môi trường; tổ chức cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường phải chi trả dịch vụ môi trường cho người cung cấp dịch vụ.
Liên quan đến những chế tài xử phạt, cưỡng chế và những hành vi bị cấm được quy định trong Luật, TS Nguyễn Văn Phương, khoa luật Đại học Luật Hà Nội, đánh giá “nhìn chung Luật đã có những quy định cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, còn một số vấn đề sau đây: có những quy định nằm giải tác, có mâu thuẫn với nhau, tạo ra sự phân tán, dẫn đến mâu thuẫn với các văn bản khác. Có nhiều quy định chung chung cho nên chế tài phạt không áp dụng được.”
PGS.TS Lê Trình, Chủ tịch Hội Đánh giá Tác động Môi trường Việt Nam, đánh giá hiện nay phần lớn các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có chất lượng rất hạn chế, chỉ có giá trị minh họa ý đồ, kế hoạch, chiến lược (nhưng thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn).
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, trưởng ban phản biện xã hội Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam, cần có văn bản dưới luật đảm bảo quyền tiếp cận thông tin và quyền khiếu nại tố cáo của cộng đồng (mặc dù hai điều này đã được ghi trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005); cần có điều khoản quy định về đảm bảo an ninh môi trường trong Luật; cần tái quy định có đánh giá môi trường sơ bộ trước khi đánh giá tác động môi trường chính thức, như Luật Bảo vệ Môi trường 1993 để trảnh phổ biến tràn lan việc “nghiệm thu có sửa chữa”.
Ông Trương Công Đại, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bắc Giang, đề nghị Luật tới đây cần quy định rõ trách nhiệm của các cấp, bộ, ngành trong việc quản lý môi trường, tránh hiện tượng chồng chéo như hiện nay; thống nhất các quy định giữa các luật, các văn bản pháp luật.
Các ý kiến đều đồng tình và kiến nghị Luật tới đây nên đi vào thực tiễn cang tốt, luật phải cụ thể hóa; và nên có sự ràng buộc giữa cơ quan nhà nước với cộng đồng.