Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ô nhiễm không khí có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh mắt, bệnh ngoài da - Ảnh minh họa
“Ô nhiễm không khí có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, bụi phổi; nhiều khí độc hại có thể gây ra bệnh ung thư phổi”, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng cho biết tại hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005” diễn ra cuối tháng 11 ở TP Hà Nội.
Tỷ lệ mắc bệnh về hồ hấp ở nội thành cao hơn ngoại thành
Theo kết quả nghiên cứu năm 2010 của đề tài “Nghiên cứu đánh giá tổng thể sức khỏe và thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí gây ra” thuộc chương trình 23 “Cải thiện chất lượng không khí ở các đô thị” của Cục Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, cho thấy mức độ thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra các bệnh tật tính trên đầu người, mỗi ngày đối với dân nội thành Hà Nội là 1.538 đồng/người/ngày; đối với dân nội thành TP Hồ Chí Minh là 739 đồng/người/ngày. Tính với dân số nội thành Hà Nội khoảng 2,5 triệu người thì Hà Nội bị thiệt hại do ô nhiễm không khí khoảng 66,83 triệu USD/năm; tính với dân số nội thành TP Hồ Chí Minh 5,5 triệu người thì thiệt hại là 70,96 triệu USD/năm.
Ngoài ra, đã có những nghiên cứu ban đầu về thiệt hại của ô nhiễm không khí tại Việt
Năm 2005, GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng đã công bố kết quả nghiên cứu về ô nhiễm không khí chỉ riêng ở Hà Nội gây ra thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng Việt
Theo Cục Kiểm soát Ô nhiễm (Tổng cục Môi trường), trong những năm trở lại đây, ô nhiễm không khí tại các đô thị của Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng đến mức báo động như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương... Tuy nồng độ các chất gây ô nhiễm độc hại như SOx, NOx, CO chưa vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường nhưng thông số bụi (PM2.5 và PMio) tại một số địa điểm và thời gian nhất định đã vượt QCVN từ 1-3 lần và có dấu hiệu ngày càng tăng. Có thể thấy rõ, các nguồn gây ô nhiễm không khí đô thị là CO và NOx được sinh ra chủ yếu do quá trình đốt của động cơ phương tiện giao thông; SOx đến từ quá trình sản xuất công nghiệp; Bụi sinh ra từ quá trình sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, xây dựng.
Với chủ trương di chuyển các cơ sở sản xuất ra ngoại đô, vấn đề SOx có thể không đáng ngại nhưng sự phát triển ngày càng nhanh các phương tiện giao thông và hạ tầng giao thông chưa đảm bảo thì vấn đề ô nhiễm CO và NOx sẽ ngày càng lớn. Đặc biệt, ô nhiễm nghiêm trọng về bụi chủ yếu do các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng hoặc công trình xây dựng thi công thực hiện chưa tốt các biện pháp che chắn nên vương vãi ra mặt đường được các phương tiện giao thông nghiền nhỏ tạo thành các hạt mịn sinh ra bụi.
Những bất cập và tồn tại
Vẫn theo Cục Kiểm soát Ô nhiễm, tại Việt Nam, khái niệm "quản lý chất lượng không khí" và "kiểm soát ô nhiễm không khí" được hiểu chưa đúng dẫn đến cách tiếp cận về quản lý chất lượng không khí chưa mang tính tổng thể. Có thể hiểu, đặc thù của quản lý chất lượng không khí là một chuỗi các hoạt động bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng nhiên liệu, kiểm soát nguồn thải, theo dõi, đánh giá, dự báo chất lượng không khí, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí... trong khi đó kiểm soát ô nhiễm không khí là tập trung vào ngăn ngừa nguồn gây ô nhiễm.
Tuy nhiên, hiện nay hệ thống cơ quan quản lý môi trường không khí ở nước ta còn chưa rõ ràng trong chức năng nhiệm vụ. Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) 2005 quy định chức năng nhiệm vụ quản lý môi trường nói chung cho Bộ Tài nguyên&Môi trường nhưng những quy định pháp luật về quản lý chất lượng không khí còn chung chung nên khó thực hiện.
Trong khi đó, Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 bao gồm một chương trình ưu tiên "Chương trình cải thiện chất lượng không khí tại Việt Nam" và Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường quốc gia đến năm 2010 bao gồm kế hoạch kiểm soát ô nhiễm không khí được giao cho Bộ Giao thông Vận tải. Trong chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Giao thông Vận tải chỉ kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông.
Một bất cập nữa là chúng ta thiếu các văn bản đặc thù về quản lý chất lượng không khí nói chung và kiểm soát ô nhiễm không khí nói riêng, mặc dù đã có một số QCVN (trước đây là TCVN) về chất lượng không khí xung quanh và khí thải. Trong khi các văn bản quy định về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải, đa dạng sinh học, quan trắc môi trường, thanh tra, kiểm tra... đã có tương đối nhiều. Thậm chí, Việt
Ngoài ra, hệ thống hạ tầng giao thông đô thị của Việt Nam cũng còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu thục tế; Công tác quan trắc chất lượng không khí còn nhiều bất cập, thông tin, cảnh báo chưa tốt; ý thúc chấp hành pháp luật về Bảo vệ Môi trường và nhận thúc cộng đồng về ô nhiễm và tác hại của ô nhiễm không khí chưa cao.