Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Người dân và nhân viên cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân của vụ phun trào núi lửa Merapi hôm 27/10 tại làng Pakem ở ngoại ô thành phố Yogyakarta. Ảnh: AFP.
Những nạn nhân chủ yếu chết vì bị phỏng hoặc hít phải khí độc. Trong số những người chết có một em nhỏ và thầy pháp Mbah Maridjan, người vẫn được cư dân địa phương coi là người canh gác núi lửa.
Phát biểu về vụ phun trào núi lửa, chuyên gia địa chất Surono nói trên Sky News: “Chúng tôi nghe thấy ba tiếng nổ lớn, tro bụi phun ra khoảng 1,5 km và các đám mây khói bắt đầu tràn đi khắp nơi”. Điều may mắn là trước đó, ngày 26-10, nhà chức trách đã kịp ra lệnh sơ tán hàng nghìn người trong phạm vi 10 km xung quanh núi lửa. Vụ phun trào xảy ra chưa đầy 24 giờ sau khi một trận sóng thần xảy ra trên đảo Sumatra, cách đó hàng trăm km. Ít nhất 154 người thiệt mạng và 500 người khác vẫn mất tích, AFP dẫn lời nhà chức trách.
Sóng thần xảy ra sau một trận động đất 7,7 độ richter. Hiện các nhân viên cứu hộ, được sự hỗ trợ của lực lượng hải quân Úc, đang tích cực tìm kiếm những người mất tích. Một hướng dẫn viên du lịch người Úc kể lại anh đã chứng kiến một “bức tường nước trắng” tràn vào khu vực Sumatra và nhiều người phải bám vào các cây dừa để không bị sóng cuốn đi.
Các nhân viên cứu hộ đang chuẩn bị cho một ngày tồi tệ khi sau hai ngày, họ vẫn chưa thể tìm thấy thêm người nào. Biển động và nhiều chướng ngại vật khiến các công tác cứu hộ của Hội chữ thập đỏ Indonesia cho hòn đảo Pagai, nơi bị sóng thần tàn phá nặng nề nhất, gặp nhiều khó khăn.
Một chuyến đi từ đất liền ra hòn đảo này mất khoảng 10 tiếng đồng hồ, trong điều kiện bình thường. Ở hòn đảo gần đó, Mentawi, ít nhất một ngôi làng với dân số 200 người đã bị xóa khỏi bản đồ, nhưng đội cứu hộ mới tìm thấy 40 thi thể, theo lời Henri Dori Satoko, chủ tịch hội đồng dân biểu của đảo.