Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Giáo dục môi trường cho học sinh bằng … côn trùng

(22:08:50 PM 24/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Một chủ đề lạ và hết sức thú vị: Côn trùng – công cụ giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông đã được các chuyên gia, các nhà giáo dục, giáo viên đang giảng dạy phổ thông tham vấn, trao đổi tại cuộc hội thảo diễn ra tại Viện Điều tra quy hoạch rừng (Hà Nội) sáng nay (24/11).


Nhiều đóng góp
Nhiều sáng kiến dạy học của giáo viên bắt đầu từ côn trùng. Ảnh các đại biểu tham gia hội thảo Con trùng – công vụ giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông. Ảnh: gdtd.vn

 

Bài học lớn từ lớp côn trùng

Trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta lại chọn côn trùng làm công cụ giáo dục môi trường, GS.TS.Nguyễn Viết Tùng – Phó Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam cho rằng, côn trùng chỉ là một lớp trong số 40 ngành với hàng trăm lớp của thế giới động vật đang sinh sống trên trái đất, song kỳ lạ là chỉ một lớp động vật này đã có tới khoảng 1 triệu loài, chiếm gần 78% tổng số loài đã biết của cả thế giới động vật. Hơn thế nữa, chúng còn có số lượng cá thể đông đúc nhất, so với dân số loài người thì có khoảng 200 triệu con côn trùng cho bình quân một đầu người.

Giới hạn ở vấn đề bảo vệ môi trường, GS.TS.Nguyễn Viết Tùng cho rằng, chính khả năng duy trì sự đa dạng sinh học để cùng có cơ may tôn tại rất điển hình ở lớp côn trùng là bài học lớn về chiến lược sinh tồn mà loài người cần học hỏi. GS.TS.Nguyễn Viết Tùng nhắc lại quan điểm của giáo sư Marcel Dicke, trong đó, đánh giá vai trò quan trọng mang tính quyết định của lớp côn trùng trong lịch sử tiến hóa, cũng như vai trò không thể thiếu của lớp sinh vật này trong chu trình tuần hoàn vật chất sinh học, yếu tố tiên quyết bảo đảm sự trường tồn của các hệ sinh thái, tức môi trường sống của chúng ta, từ đó thiết tha kêu gọi loài người phải thay đổi cách ứng xử với thế giới côn trùng.

“Công tác bảo vệ môi trường sống không thể tách rời nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có bộ phận rất quan trọng là lớp côn trùng. Có thể những tháng, năm tới, chúng ta chưa làm được gì nhiều cho công cuộc bảo vệ môi trường, song với lương tâm và trách nhiệm của các nhà giáo, nhà khoa học, ít nhất chúng ta hãy mang tình yêu thương và tôn kính thiên nhiên cho thế hệ trẻ, bởi một triết lý thật giản dị, đó là người ta không dễ đang tâm hủy hoại những gì mà mình yêu quý” - GS.TS.Nguyễn Viết Tùng kêu gọi.

ham quan, HS Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) tìm hiểu về nông nghiệp tại Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội cho 600 học sinh lớp 4. được trang bị những kiến thức cơ bản về các loài côn trùng, về kỹ năng nhận biết một số loài thực vật, về công năng và quy trình làm ra các loài cây, rau, quả.
HS Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) tìm hiểu về nông nghiệp tại Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội. Qua chuyến thăm quan, các em được trang bị những kiến thức cơ bản về các loài côn trùng, về kỹ năng nhận biết một số loài thực vật, về công năng và quy trình làm ra các loài cây, rau, quả...

 

Dùng côn trùng dạy học

Với sự phong phú và đa dạng, nhiều đại biểu đề xuất sử dụng côn trùng như là công cụ giáo dục môi trường cho học sinh các trường phổ thông.

GS.TS.Bùi Công Hiển – Giám đốc Trung tâm ứng dụng côn trùng học đề cập đến xây dựng mô hình sử dụng côn trùng để giảng dạy và học tập trong hệ thống các trường phổ thông với hai hình thái: Xây dựng các bộ sưu tập côn trùng khác nhau phù hợp với cấp học, bài học cụ thể và xây dựng không gian thích hợp để thả bướm bay trong nhà lưới và có các tủ kính nuôi một số loài côn trùng để học sinh có thể quan sát trực tiếp…

Nhiều giáo viên đang trực tiếp giảng dạy cũng chia sẻ phương pháp sử dụng mẫu côn trùng, tranh ảnh 

"Vấn đề sử dụng côn trùng như là một công cụ để giáo dục trong nhà trường phổ thông tuy còn mới mẻ và cần được thảo luận ở Việt Nam nhưng đã được thực thi qua nhiều thập niên ở các nước phát triển".

 động vật trong tiết dạy. Giáo viên trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) Phùng Thị Thạo đã mạnh dạn thực hiện bộ sưu tầm về côn trùng gồm một số đại diện ở nhiều môi trường sống khác nhau để sử dụng trong dạy học Sinh học 7. Học sinh quan sát về cấu tạo ngoài của côn trùng, thảo luận và rút ra các đặc điểm chung, từ đó cũng thấy được sự đa dạng sinh học từ côn trùng. Kết hợp với các đoạn tư liệu về vai trò của các loài này, học sinh có thể tìm hiểu được vai trò của cả côn trùng nói chung, gồm đặc điểm hình thái ngoài, cấu tạo cơ thể bên trong, khả năng thích nghi và vai trò của chúng trong thiên nhiên cũng như với con người.

Tuy nhiên, theo PGS.TS.Bùi Công Hiển – Trường ĐHKHTN (ĐHQGHN), trong trường phổ thông, các học sinh đã được học các môn sinh học và môi trường, chỉ có điều những kiến thức về côn trùng đã không được hệ thống hóa theo những mục đích rõ ràng, mới là lắp ghép có tính tự phát lồng vào những nội dung khác nhau và rất phân tán. Các học sinh ở thành thị cần biết đến các côn trùng gây hại như gián, mối, ruồi, muỗi cũng như cách phòng chống chúng để áp dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày. Các em ở nông thôn cũng cần biết thêm những côn trùng gây hại cho cây trồng, gia súc, cũng như những côn trùng có lợi để tham gia cùng người lớn bảo vệ mùa màng, bảo vệ sự phát triển bền vững của các vùng nông nghiệp. Với học sinh miền núi cần được dạy thêm các kiến thức về côn trùng sinh sống ở vùng sinh thái này nhằm tạo nên tình yêu thiên nhiên và biết cách bảo vệ môi trường.

 

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Không chỉ là đổi mới phương pháp dạy học mà còn phải thay đổi cả hình thức tổ chức dạy học. Ảnh: gdtd.vn
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Không chỉ là đổi mới phương pháp dạy học mà còn phải đổi mới cả hình thức tổ chức dạy học. Ảnh: gdtd.vn

 

 

Đổi mới hình thức tổ chức dạy học gắn với thiên nhiên

Nhìn nhận hạn chế của giáo dục Việt Nam hiện nay còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành, gây quá tải cho học sinh, Thứ trưởng  Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, một trong những nguyên tắc cơ bản hiện nay của dạy học là kết hợp giữa trực quan sinh động với phát triển tư duy trừu tượng. Không coi trọng trực quan sinh động thì kiến thức sẽ không vững chắc, không sinh động, giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho học sinh cũng không thể đem lại hiệu quả cao.

Hiện nay, ngành Giáo dục đang thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, cũng là thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI, sẽ đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, trong đó, có xây dựng một chương trình và bộ sách giáo khoa mới áp dụng vào dạy học sau năm 2015. Một trong những yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới là phải nâng cao tính tự học, chủ động, sáng tạo. Muốn làm được điều đó, yêu cầu kiến thức phải nhẹ nhàng, giảm tải. Như vậy, nhất thiết phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, Bộ GD&ĐT cùng với Unesco, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch đang thiết kế hướng dẫn các nhà trường dạy học di sản,  gắn với các di tích, danh lam, thắng cảnh, gắn với bảo tàng, với nhà văn hóa…

“Lâu nay chúng ta vẫn áp dụng hình thức dạy học chủ yếu là ngồi trong lớp học thì bây giờ, một hình thức khác cũng rất quan trọng là ra ngoài thiên nhiên, gắn với cuộc sống, cụ thể hơn là gắn với các bảo tàng…”, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh.

 

 

Sử dụng hệ thống bảo tàng, môi trường tự nhiên để tổ chức dạy học, đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học, theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển không chỉ có tác dụng về giáo dục mà còn giúp nâng cao hiệu quả các bảo tàng. Nếu các bảo tàng không chỉ là nơi trưng bày mà còn góp phần vào nhiệm vụ giáo dục đào tạo, hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để có thể triển khai hiệu quả cần sự cố gắng của các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường, có thể là cả sự đóng góp của phụ huynh học sinh.

Theo Thứ trưởng khó khăn lớn nhất để triển khai các hoạt động này là gì?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Khó khăn thứ nhất là về tâm lý có những đánh giá chưa đúng vai trò của việc đưa học sinh học tại các bảo tàng, danh lam thắng cảnh, các khu bảo tồn thiên nhiên. Tiếp sau nữa là khó khăn về kinh phí và giáo viên chưa có năng lực để tổ chức dạy học ở những nơi này cho tốt.

Vì vậy, cách thức thực hiện là sẽ mở rộng dần phạm vi hoạt động cũng như khai thác thêm nhiều hỗ trợ khác nhau. Hiện nay, nhiều trường có chất lượng cao đã làm điều này rất tích cực. Ví dụ như ở Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam, nhiều trường dân lập đã đưa học sinh đến thăm quan, học tập, nhưng các trường công lập còn đến ít, chủ yếu là nguyên nhân về kinh phí.

Hướng tận dụng những bảo tàng, những khu vực thiên nhiên có tác dụng như thế nào đến giáo dục về môi trường cho học sinh thưa Thứ trưởng?


Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Hướng tận dụng những bảo tàng, những khu vực thiên nhiên để giáo dục môi trường tạo thêm nhiều cơ hội để giáo dục cũng như đảm bảo chất lượng giáo dục cao hơn vì tác động nhiều đến tình cảm, nhận thức, đến trực quan của học sinh.

Riêng về giáo dục môi trường hiện nay được lồng ghép vào rất nhiều  môn học khác nhau và đây cũng là một hướng rất quan trọng phải chú ý vì đó không phải vấn đề của một nước mà là vấn đề của quốc tế, không phải là vấn đề của ngành giáo dục mà là vấn đề của cả quốc gia, của cả hệ thống. Cho nên Bộ GD&ĐT đã rất quan tâm đến việc bồi dưỡng giáo viên, viết tài liệu, hướng dẫn lồng ghép bảo vệ môi trường trong rất nhiều môn học, rất nhiều hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, cũng còn có những khó khăn về mặt thời lượng dạy học cũng như về phương pháp và năng lực của giáo viên.

Thời gian tới, ngành giáo dục sẽ tiếp tục hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên tốt hơn để đội ngũ này biết tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Cùng với đó sẽ tăng cường tổ chức những hoạt động thực hành, thăm quan, hoạt động dạy học theo dự án, rồi những bài tập nghiên cứu nhỏ, tức làm đa dạng hình thức dạy học hơn lên để có nhiều kênh, cách tiếp cận thông tin với học sinh hơn, cũng như tổ chức các hoạt động thực tiễn về bảo vệ môi trường cho học sinh, trước hết là môi trường trong trường học, trong lớp học, xung quanh trường và ở nơi sống của các em.

 

 

Hiếu Nguyễn (GD&TĐ)