Dưới đây là những sai lầm trong sử dụng thuốc thường gặp nhất gây nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí tử vong.
Toa thuốc viết cẩu thả dễ dẫn đến những nhầm lẫn tai hại |
1. Sai một li, đi một... mạng
Điều này dễ xảy ra khi toa thuốc được kê bởi những bác sĩ có chữ viết... bác sĩ. Khi đến nhà thuốc, các nhân viên bán thuốc “nhìn không ra” và bán cho bệnh nhân một loại thuốc không phải là thuốc bệnh nhân cần. Hoặc có thể do lúc khách đông, hấp tấp, người bán thuốc sẽ lấy ra khỏi kệ thuốc một lọai thuốc khác loại thuốc được kê trong toa.
Chẳng hạn như Hydrocortone và Hydrocodone là 2 loại thuốc hoàn toàn khác nhau nhưng lại rất gần giống nhau về cách đọc cũng như cách viết. Theo Chương trình Báo cáo lỗi lầm do sử dụng thuốc Quốc gia (Hoa Kỳ) thì những trường hợp lỗi lầm do tên thuốc hoặc cách đọc thuốc na ná nhau chiếm tổng số 25%. Adderall là thuốc dùng cho những bệnh nhân bị chứng hiếu động mất tập trung thì có cách đọc rất gần với Inderal vốn là một thuốc dùng trị cao huyết áp.
Phòng tránh: khi nhận được một toa thuốc, cần yêu cầu bác sĩ viết rõ ràng từng chữ của thuốc, công dụng của thuốc, liều lượng. Khi đến nhà thuốc tây, yêu cầu dược sĩ đối chiếu thật kỹ loại thuốc đã được kê.
2. Khi các loại thuốc “đụng hàng”
Tất cả mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ và tác dụng phụ càng tăng lên nếu sử dụng 2 loại thuốc cùng một lúc bởi chúng có thể tương tác với nhau theo nhiều cách thức khác nhau. Chẳng hạn, nếu bệnh nhân sử dụng 1 loại thuốc mà thuốc này có tác dụng phụ làm tăng huyết áp và bạn sử dụng một lọai thuốc khác cũng có tác dụng phụ là tăng huyết áp thì tác dụng phụ tăng huyết áp sẽ càng nguy hiểm hơn.
Phòng tránh: khi nhận được một toa thuốc, cần yêu cầu bác sĩ viết rõ ràng từng chữ của thuốc, công dụng của thuốc, liều lượng. Khi đến nhà thuốc tây, yêu cầu dược sĩ đối chiếu thật kỹ loại thuốc đã được kê.
2. Khi các loại thuốc “đụng hàng”
Tất cả mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ và tác dụng phụ càng tăng lên nếu sử dụng 2 loại thuốc cùng một lúc bởi chúng có thể tương tác với nhau theo nhiều cách thức khác nhau. Chẳng hạn, nếu bệnh nhân sử dụng 1 loại thuốc mà thuốc này có tác dụng phụ làm tăng huyết áp và bạn sử dụng một lọai thuốc khác cũng có tác dụng phụ là tăng huyết áp thì tác dụng phụ tăng huyết áp sẽ càng nguy hiểm hơn.
Tương tự, 2 loại thuốc có cùng tác dụng phụ là gây xây xẩm thì có thể làm bệnh nhân té ngã bị chấn thương rồi phải “ôm” theo nhiều bệnh khác. Nổi tiếng nhất của tương tác thuốc là một loại thuốc chống đông máu wafarin (Coumadin), vì vậy khi được kê thuốc này, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ khi dùng muốn dùng thêm thuốc khác.
Phòng tránh: hỏi thật kỹ bác sĩ hoặc dược sĩ về những tác dụng phụ khi bạn được bác sĩ kê toa thuốc. Đọc kỹ nhãn từng loại thuốc. Nếu bạn thấy nhiều hơn 2 loại thuốc có cùng chung tác dụng phụ thì cần phải lưu ý với dược sĩ và bác sĩ.
3. Quá liều do uống chung nhiều loại thuốc có cùng chung đặc tính
Cái chết do cách sử dụng thuốc của tài tử trẻ Úc Heath Ledger sau này được nhiều chuyên gia y học gọi là “Hội chứng Heath Ledger”. Tài tử Heath Ledger đã dùng chung với một loại thuốc chống lo âu và một loại thuốc ngủ cuối cùng phải... ngủ luôn ngàn thu vì sự kết hợp thuốc đã gây ra nhiều độc tính. Ngay cả những loại thuốc được bán không cần toa cũng có thể gây hại tương tự, như các loại thuốc kháng histamine, các thuốc trị cảm, ho...
Phòng tránh: đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc. Bạn cần lưu ý khi thấy thuốc ghi những khuyến cáo như: buồn ngủ, xây xẩm, chóng mặt… Một khi thuốc khuyến cáo là không được lái xe, vận hành máy móc, gây ngủ thì có nghĩa là thuốc có tác động trên hệ thần kinh trung ương, vì vậy không nên sử dụng chung với những thuốc có tác dụng tương tự.
4. Dùng thuốc không an toàn so với độ tuổi
Khi chúng ta càng lớn tuổi cơ thể chúng ta sẽ xử lý thuốc hoàn toàn khác với khi chúng ta còn trẻ. Người cao tuổi còn bị mắc thêm nhiều vấn nạn khác như mất trí, xây xẩm, dễ té ngã, huyết áp cao... Vì vậy, những loại thuốc gây ra những tác dụng phụ như trên càng làm tần suất rủi ro tăng cao hơn, nhất là những người bước qua ngưỡng 65.
Phòng tránh: nhà thuốc nên giúp bệnh nhân uống thuốc thuận lợi bằng cách chia liều thuốc sẵn trong một dụng cụ để uống trong tuần. Dụng cụ này thiết kế từ thứ 2 đến chủ nhật. Sáng, trưa và tối. Dụng cụ này cũng giúp bệnh nhân biết rằng mình đã uống thuốc rồi hay chưa. Có nhiều trường hợp bệnh nhân uống thuốc xong lại tưởng mình chưa uống rồi uống thêm một liều nữa.
Phòng tránh: hỏi thật kỹ bác sĩ hoặc dược sĩ về những tác dụng phụ khi bạn được bác sĩ kê toa thuốc. Đọc kỹ nhãn từng loại thuốc. Nếu bạn thấy nhiều hơn 2 loại thuốc có cùng chung tác dụng phụ thì cần phải lưu ý với dược sĩ và bác sĩ.
3. Quá liều do uống chung nhiều loại thuốc có cùng chung đặc tính
Cái chết do cách sử dụng thuốc của tài tử trẻ Úc Heath Ledger sau này được nhiều chuyên gia y học gọi là “Hội chứng Heath Ledger”. Tài tử Heath Ledger đã dùng chung với một loại thuốc chống lo âu và một loại thuốc ngủ cuối cùng phải... ngủ luôn ngàn thu vì sự kết hợp thuốc đã gây ra nhiều độc tính. Ngay cả những loại thuốc được bán không cần toa cũng có thể gây hại tương tự, như các loại thuốc kháng histamine, các thuốc trị cảm, ho...
Phòng tránh: đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc. Bạn cần lưu ý khi thấy thuốc ghi những khuyến cáo như: buồn ngủ, xây xẩm, chóng mặt… Một khi thuốc khuyến cáo là không được lái xe, vận hành máy móc, gây ngủ thì có nghĩa là thuốc có tác động trên hệ thần kinh trung ương, vì vậy không nên sử dụng chung với những thuốc có tác dụng tương tự.
4. Dùng thuốc không an toàn so với độ tuổi
Khi chúng ta càng lớn tuổi cơ thể chúng ta sẽ xử lý thuốc hoàn toàn khác với khi chúng ta còn trẻ. Người cao tuổi còn bị mắc thêm nhiều vấn nạn khác như mất trí, xây xẩm, dễ té ngã, huyết áp cao... Vì vậy, những loại thuốc gây ra những tác dụng phụ như trên càng làm tần suất rủi ro tăng cao hơn, nhất là những người bước qua ngưỡng 65.
Phòng tránh: nhà thuốc nên giúp bệnh nhân uống thuốc thuận lợi bằng cách chia liều thuốc sẵn trong một dụng cụ để uống trong tuần. Dụng cụ này thiết kế từ thứ 2 đến chủ nhật. Sáng, trưa và tối. Dụng cụ này cũng giúp bệnh nhân biết rằng mình đã uống thuốc rồi hay chưa. Có nhiều trường hợp bệnh nhân uống thuốc xong lại tưởng mình chưa uống rồi uống thêm một liều nữa.