Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

“Nóng” với hàng nhập lậu từ Trung Quốc!

(15:43:42 PM 12/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 12-11, nghị trường “nóng” lên khi các vấn đề gà thải nhập lậu, nội tạng nhập lậu, hàng lậu từ Trung Quốc tràn vào nội địa cũng như tình hình nhập siêu Trung Quốc vẫn rất cao trong thời gian qua, được đặt ra cho Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.


Kiểm dịch gà vào nội địa


Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương): Năm nay, sản xuất trong nước đình trệ, tồn kho cao nhưng nhập siêu từ Trung Quốc không giảm mà 9 tháng đầu năm 2012 tỉ lệ nhập siêu bằng năm 2010 với các mặt hàng sắt thép, vật liệu xây dựng, điện thoại... Vậy lộ trình giảm nhập siêu, nhất là từ Trung Quốc ra sao? Tình trạng thương nhân Trung Quốc thu gom nông sản, cây trồng, con giống… ngoài bất lợi về kinh tế còn nhiều ý kiến cho rằng đây là ý đồ phá hoại làm ảnh hưởng đến giống nòi. Liệu tình hình gà thải nhập lậu có giảm từ nay cuối năm?


Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Chúng ta nhập siêu từ một số nước châu Á và xuất siêu sang các nước khác. Năm 2012, chúng ta giảm rất nhiều tỉ lệ nhập siêu rất nhiều nhưng chưa chắc chắn, phải đến năm 2020 giảm xuống mức 10%. Trung Quốc là đối tác chúng ta nhập siêu lớn nhất, biện pháp căn cơ là đàm phán với Bộ Thương Mại Trung Quốc, tăng cường xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc. Chậm nhất, đầu năm 2013 bộ đề án hợp tác với Bộ Thương Mại Trung Quốc có hiệu quả sẽ giúp giảm nhập siêu.

 

Còn hiện tượng gà nhập lậu đang gây bức xúc, không chỉ ảnh hưởng chăm nuôi trong nước mà còn ảnh hưởng sức khỏe, dịch bệnh… Thực tế, khi nhập khẩu gà qua các cửa khẩu được phép có lực lượng biên phòng, quản lý thị trường, kiểm dịch… đảm bảo gà vào Việt Nam không mang dịch bệnh. Còn gà thải lậu là nhập lậu nên kiểm soát khó, diễn biến trong thời gian dài.

 

Chúng tôi đã hoàn thành đề án kiểm soát gà nhập lậu phối hợp với Bộ NN-PTNT, kiểm soát chợ nhập lậu gà, nhất là chợ Hà Vĩ ở Thường Tín (Hà Nội). Có thể ngăn chặn từng bước nhưng do lợi nhuận lớn nên các đối tượng buôn bán vẫn trục lợi cần phải triệt tận gốc. Chắc chắn rằng việc nhập siêu từ Trung Quốc sẽ được cải thiện hơn nếu quản lý thị trường siết chặt, hợp tác với Trung Quốc được triển khai. 

 

Đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận): Buôn lậu gà thải loại, trái cây không nguồn gốc xuất xứ tràn lan, buôn lậu điện thoại di động đang “giết chết” ngành công nghiệp điện thoại Việt Nam. Chỉ riêng tại cửa khẩu Móng Cái, mỗi ngày có khoảng 20.000 điện thoại nhập lậu vào Việt Nam. Việc buôn hàng hóa lậu vào Việt Nam quá dễ dàng, có đường dây chuyên nhập lậu hàng qua biên giới. Khi hàng hóa vào cửa khẩu Việt Nam, đi qua hàng chục tỉnh thành vẫn trót lọt liệu lực lượng quản lý thị trường có tê liệt? Là bộ trưởng nhiệm kỳ thứ 2, bộ trưởng có giải pháp gì? 


Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 20 từ năm 2010, yêu cầu chỉ định các cửa khẩu được phép nhập khẩu điện thoại di động. Việc nhập điện thoại có giảm so với những năm trước. 

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Việc nhập lậu cả nội tạng động vật, gà, trứng, điện thoại, xăng dầu… rất nghiêm trọng. Đây là trách nhiệm của Bộ Công Thương và các bộ ngành. Sang năm sẽ có chuyển biến nếu đúng theo lời Bộ trưởng Bộ Công Thương.

 

 

 Đại biểu Đồng Hữu Mạo: Hiện cả nước có 13 đầu mối nhập khẩu xăng dầu nhưng chưa có sự cạnh tranh thật sự, bởi doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm thị phần lớn? 

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Thị trường xăng dầu khó tính, các doanh nghiệp muốn tham gia phải đáp ứng được yêu cầu về tài chính, kho bãi, kinh nghiệm… Thực tế, đúng là có chuyện Petrolimex khoảng 50%, PV Oil (Tổng Công ty dầu khí Việt Nam) khoảng 15-16%...

 

Nguyên nhân  này do trước khi chúng ta điều hành thị trường này theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp này đã cung cấp xăng dầu do thị trường. Nếu so với trước đây, thị trường của Petrolimex đã giảm rất nhiều. Theo chỉ đạo của Chính phủ, vấn đề tái cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước… từ năm 2011 Petrolimex đã cổ phần hóa và sẽ sắp xếp tái cơ cấu lại.

 

Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam): Quy định 5% xăng ethanol phải được pha vào xăng dầu để bán là chủ trương đúng để bảo vệ môi trường nhưng quy định này trên thực tế không thực hiện. Hệ quả, ít nhất 3 nhà máy ethanol được khuyến khích đầu tư đóng cửa, hàng ngàn hộ dân sản xuất sẵn điêu đứng vì nhà máy đóng cửa. Nghị định 84 chậm sửa đổi bổ sung gần 2 năm nay, việc chậm này ai được lợi, ai bị thiệt: Nhà nước hay người dân, nhất là giá cơ sở 30 ngày mới tính giá mới. Tập đoàn xăng dầu lỗ nhưng lương cao: Lương cao như vậy do đặc thù ngành nghề độc hại như lý giải là đúng hay sai? Nếu độc hại: giáo viên bác sĩ ở vùng sâu vùng xa, chiến sĩ hải đảo có nguy hiểm độc hại không mà lương không được 20% lãnh đạo tập đoàn Petrolimex… 


Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Do chúng ta mới làm thí điểm sử dụng xăng ethanol còn quy chuẩn chung vẫn đang phải xây dựng, có hơi chậm trong việc ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật. Bộ sẽ tiếp tục thời gian tới phối hợp các bộ để mở rộng sử dụng xăng sinh học. Việc chậm sửa đổi Nghị định 84 về quản lý xăng dầu, nghị định này mới ban hành được 2 năm nên nhiều nội dung cần sơ kết, đánh giá cẩn trọng và trình trong tháng 12. Như đại biểu nhận xét, câu chuyện tính giá 30 ngày, quyền của các doanh nghiệp xăng dầu gây bức xúc… là điều cần phải sửa đổi.

 


Đối với báo cáo kiểm toán Petrolimex, dù Kiểm toán nhà nước gửi nhưng chúng tôi chưa nhận được nên chưa thể phân tích sâu. Trước thời điểm tháng 11-2011, tập đoàn Petrolimex là thuộc nhà nước nên vấn đề tiền lương tiến hành theo quy định của nhà nước. Từ thời điểm đó, tập đoàn này hoạt động theo cơ chế lương đối với công ty cổ phần. Điều kiện xác định quỹ lương, phải có lợi nhuận. Chúng tôi xin hứa sau khi nhận được báo cáo chính thức của Kiểm toán nhà nước sẽ báo cáo bằng văn bản với Quốc hội.

 
Đại biểu Lê Việt Trường (An Giang): Nguyên nhân cháy xe?

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng:  Nguyên nhân từ vấn đề cháy nổ do kết cấu hệ thống điện, hệ thống nguyên liệu rò rỉ. Có thể có một số phụ gia cho xăng dầu được sử dụng trên thế giới, đây có thể là nguyên nhân gián tiếp. Một số chất có thể gây ăn mòn kim loại, cao su trong xe máy, ô tô. Không loại trừ nguyên nhân từ người sử dụng: không chăm sóc bảo dưỡng xe định kỳ, tự ý thay đổi kết cấu của xe…  

(Nguồn: NLĐ)