Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Hàng loạt hiện tượng bất thường…
Người miền Bắc hẳn vẫn còn nhớ một hiện tượng lạ vào đầu năm nay, khi mà đợt gió mùa Đông Bắc ngày 15/3 có cường độ mạnh hiếm thấy trong thời kỳ giữa tháng 3 khiến nhiệt độ trung bình ngày sau 48 giờ giảm 8-9 độ C. Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, đây là đợt rét hại có thể xem là lịch sử trong chuỗi số liệu quan trắc được (tính từ chuỗi số liệu năm 1971 đến nay.
Còn theo ông Lưu Minh Hải, Phó GĐ TTDBKTTV tỉnh Lào Cai, thì chưa năm nào tại miền Bắc xuất hiện tuyết vào tháng 3 như năm nay, và đây là hiện tượng bất thường của thời tiết.
Rét bất thường trong tháng 3 khiến nhiều người lo ngại về hiện tượng biến đổi khí hậu
Cũng trong khoảng đầu tháng 3/2011, một hiện tượng khiến dư luận xôn xao lo lắng, đó làtại thôn Suối Đá, xã Lợi Hải, H.Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, xảy ra hiện tượng đất bùn phun trào tự nhiên. Theo đó, Khu vực có các điểm bùn phun trào nằm tiếp giáp hai thôn Suối Vàng và B’râu của xã Lợi Hải, cách TP Phan Rang - Tháp Chàm gần 30 km về phía bắc. Lúc đầu chỉ có một điểm bùn phun, đó là một ụ nhỏ nhưng sau đó lớn dần. Cách đây gần 2 tháng thì xuất hiện thêm các điểm phun mới. Hiện đã có 5 điểm bùn phun trào, phân bố trên các thửa ruộng nằm sát nhau. Nhiều người lo ngại rằng, điều này có liên quan đến trận động đất gây sóng thần ở Nhật Bản ngay trước đó.
Tiếp đó, chỉ trong 4 ngày cuối tháng 4/2011, đã có tới 10 trận động đất được ghi nhận tại Việt Nam. Trận thứ 11 vừa xảy ra đêm 8/5 vừa qua tại Sơn La. Cùng với đó là rất nhiều thông tin đồn đoán về ngày tận thế khiến không ít người lo lắng. Thậm chí, đã lan truyền hiện tượng “sống gấp” chờ ngày tận thế trong giới trẻ.
Cuối tháng 4, đầu tháng 5/2011, lại một hiện tượng liên quan đến địa lý khiến cả người dân và các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Đó là hiện tượng nứt đất “lạ” ở cao nguyên Di Linh xảy ra suốt hơn một tuần. Địa phận xuất hiện sự cố địa chất trên thuộc khu I, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Nứt đất gây sập nhà ở Ninh Thuận
Người dân ở khu vực xảy ra nứt sụt đất cho hay, tự dưng thấy xuất hiện dải vết nứt nhỏ cắt ngang nhà hoặc vườn, sau đó ngày một dài thêm và to ra. Qua bảy ngày, dải nứt kéo dài ít nhất 200m, xuyên qua khoảng 20 căn nhà và vườn. Nhiều can nhà nhỏ bị sập sệ, một loạt căn nhà kiên cố hơn nằm trên chiều dài vệt nứt cũng đều rơi vào tình trạng xê dịch hoặc nứt chân móng, tường, mặt nền ngoài sân lẫn trong nhà… nhà ở nhiều cấp độ nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người dân.
Tiếp đó, tối ngày 3/5/2011, gia đình anh Lê Văn Thường ở xóm Vĩnh Đại (xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), bị một phen hoảng hồn khi trong đêm tối, vườn nhà anh bỗng dưng bị sụt lún 2 hố lớn. Quan sát sau đó cho thấy, những hố này có chứa nước, mỗi hố rộng 8m và cắm cả cây sào tre 7m vẫn chưa chạm đáy.
Sụt đất tạo thành 'hố không đáy" ở Hà Tĩnh
Không bất thường?
Mặc dù những hiện tượng bất thường liên tục diễn ra từ đầu năm đến nay phần nào gây hoang mang trong dư luận, nhưng theo các nhà khoa học thì phần lớn các hiện tượng này đều có thể lý giải được.
Về đợt rét kỷ lục, bất thường giữa tháng 3, theo ông Nguyễn Hữu Hải, Trưởng phòng Dự báo khí tượng hạn vừa, hạn dài, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương thì nguyên nhân là do hệ thống hoàn lưu trên mực 5.000 m rất mạnh len lỏi xuống phía Bắc, kèm theo mưa gây ra hiện tượng rét đậm kéo dài. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng thời tiết bất thường này được cho là do con người đã tác động vào môi trường quá nhiều, làm thay đổi khó lường như vậy.
Về hiện tượng bùn phun trào tại Ninh Thuận, PGS-TS Lê Hồng Phương, Phó giám đốc trung tâm, cũng nhận định đây là một hiện tượng bất thường và không liên quan đến động đất. Còn theo tiến sĩ Doãn Đình Lâm, Trưởng phòng Trầm tích (Viện Địa chất, Viện KH&CN Việt Nam), đây là hiện tượng địa chất bình thường, liên quan đến hoạt động của các túi khí dưới lòng đất mà trong chuyên môn gọi là núi lửa bùn.
Liên quan đến vụ sụt lún đất tại Di Linh (Lâm Đồng), theo nhận định của đoàn khảo sát, hiện tượng này không phải do tụt mực nước ngầm cũng như việc khai thác than bùn gần đó gây nên, nhưng có liên quan đến hiện tượng tai biến địa chất vì khu vực này nằm trên đới đứt gãy Bảo Lâm (Lâm Đồng) - Tam Hiệp (Đồng Nai). Các nhà khoa học thống nhất rằng hiện tượng nứt đất ở Di Linh cho thấy vùng đất núi lửa Tây Nguyên vẫn đang "cựa quậy".