Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Rắn quấn cổ, cắn người ở TP.HCM là rắn lục

(08:36:51 AM 30/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Ngày 29/10, bệnh nhân đã khỏe hoàn toàn và xuất viện.

 
Bệnh nhân Sơn được cấp cứu kịp thời nên đã khỏe và xuất viện
 
Chiều 29/10, TS.BS Trần Quang Bính – Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết:  Bệnh nhân Trịnh Công Sơn (20 tuổi, quê Tiền Giang) cùng cha nằm ngủ tại nhà - gần chợ đầu mối quận Thủ Đức, TP.HCM bị rắn cắn chiều ngày 28/10 khi cả hai cha con đang ngủ say.
 
Sau đó, Sơn được đưa đi Bệnh viện Quân Đoàn 4 (tỉnh Bình Dương). Tại đây các y bác sĩ cho truyền nước, cấp cứu ban đầu sau đó chuyển nạn nhân lên tuyến trên chuyên điều trị rắn cắn ở Khoa Nhiệt Đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM. Ngày 29/10, bệnh nhân đã khỏe hoàn toàn và xuất viện.
 
TS.BS Quang Bính cho biết, bệnh nhân Sơn đã bị rắn lục cắn.
 

Con rắn cắn Sơn được người nhà bắt mang theo vào bệnh viện

 

TS.BS Bính cũng khuyến cáo, những ngày mưa nên tránh đi ngoài chỗ nhiều bụi rậm, cây cối nhiều vì dễ bị rắn cắn. Tại khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Chợ RẫyTP.HCM mỗi năm điều trị khoảng 1.000 ca bị rắn cắn, mùa mưa có hôm khoa tiếp nhận 3 ca/ngày.
 
Rắn lục có rất nhiều loài, trong đó rắn lục đuôi đỏ có nọc cực độc. Loài rắn này sinh sống chủ yếu trên khu vực núi cao và trong các khu rừng sâu thuộc dãy Trường Sơn, vùng núi thuộc khu vực Tây bắc Việt Nam. Phần lớn thời gian sông trên cây, vì thế nên da có màu xanh để có thể dễ ràng ngụy trang. Thị lực của rắn lục rất tốt vào ban đêm nhưng ngược lại ban ngày thì thị lực yếu.
 
Rắn lục đầu bạc được xem là một trong các loài rắn độc nguyên thủy nhất. Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Tại Việt Nam, rắn lục đầu trắng phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phú, Lạng Sơn.
 
Rắn lục sừng là loại có đầu hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy phát triển thành cái sừng trên mắt. Kích thước trung bình của cơ thể là 50 cm. Rắn lục sừng sống ở rừng núi cao thuộc cái tỉnh Lào Cai, Thừa Thiên Huế.
 
Rắn lục xanh là loài rắn độc thuộc họ Crotalinae được tìm thấy ở Ấn Độ, Nepal, Myanma, Thái Lan, Trung Hoa và Đài Loan, Việt Nam. Loài này thường sống ở khu rừng trên núi có độ cao lên đến 2.845 m. Chúng là loài săn mồi về đêm và vừa sinh sống trên cây vừa sinh sống trên mặt đất. Đôi khi chúng nghỉ hoặc đang săn lùng thức ăn gần các con suối trên núi. Thức ăn của chúng là động vật có vú nhỏ, chim, thằn lằn.
 
Rắn lục Trùng Khánh là một loài rắn đặc hữu Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam. Loại này dài khoảng 70 cm. Chúng có đặc điểm: màu sắc mặt lưng, đầu của con đực và cái tương tự nhau có màu nâu xám nhạt. Chúng sống ở độ cao 500 - 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới.

 

(Nguồn: Kiến Thức)