Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>>Kỳ 1: Chính sách bảo tồn “ngược đời” nhưng hiệu quả
>>Kỳ 2: Nạn săn trộm và buôn bán bất hợp pháp tê giác tại
>>Kỳ 3: Thực thi pháp luật và tội phạm về tê giác ở Nam Phi
>>Kỳ 4: Phản ứng của Chính phủ Nam Phi
>>Kỳ 5: Sừng tê giác và những tác dụng “truyền miệng” ở Việt Nam
>>Kỳ 6:Chính sách của Việt Nam đối với việc buôn bán và sử dụng sừng tê giác
Đường đi của sừng tê giác
Là một mặt hàng bất hợp pháp, sừng tê giác được buôn bán một cách bí mật ở Việt Nam, mặc dù chỉ là một “bí mật mở” tại thị trường thuốc đông y và thị trường thịt động vật hoang dã. Sừng tê giác ngày càng được bán nhiều thông qua các trang mạng xã hội và kinh doanh online. Trong một số trường hợp, nhân viên bệnh viện hoặc các tổ chức khác có chức năng “cò” sừng tê giác. Họ tích cực tìm kiếm khách hàng trong số các bệnh nhân mắc bệnh nan y giai đoạn cuối để bán sừng tê giác. Bên cạnh đó, một số lượng sừng tê giác giả vẫn được lưu thông trên thị trường.
Các khảo sát thị trường những năm 1990, 1991 cho thấy, cho thấy sừng tê giác không xuất hiện. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, sừng tê giác được nhập khẩu trực tiếp từ Nam Phi, và nhu cầu nội địa tăng lên đáng kể đã làm số lượng sừng tê giác tăng không ngừng.
Theo số liệu xuất khẩu của CITES, từ năm 2003 đến 2010, 657 chiếc sừng tê giác đã nhập khẩu từ Nam Phi vào Việt Nam dưới dạng chiến lợi phẩm. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ ghi nhận 170 chiếc được nhập khẩu, điều này có nghĩa là 74% hoạt động buôn bán sừng tê giác không được khai báo. Sự thất bại trong việc hạch toán đầy đủ số lượng sừng tê giác nhập khẩu không những thúc đẩy buôn bán bất hợp pháp ngày càng gia tăng, mà con làm cho Việt Nam mất hơn 2 triệu USD tiền thuế.
Sừng tê giác vẫn tiếp tục vào Việt
Thực tế là, hiện nay, các vụ bắt giữ sừng tê giác vẫn đang diễn ra, chủ yếu là ở các sân bay quốc tế ở Hà Nội và TP.HCM, có khi tại các của khẩu dọc biên giới với Lào và đôi khi ở trên thị trường. Theo ghi nhận, tính đến giữa năm 2009, có khoảng 100kg sừng tê giác bị bắt giữ, và từ năm 2004-2008, có ít nhất 10 vụ bắt giữ lên quan đến hành vi buôn bán trái phép sừng tê giác ở nội địa. Tuy nhiên, việc xử lý những người sở hữu sừng tê giác nhưng lại “tuồn” ra ngoài thị trường vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ. Trên thực tế, Việt
Trong khi đó, nhiều người Việt
Nhiều người đã bị bắt ở nước ngoài cùng với những chiếc sừng bất hợp pháp.
Và loài tê giác vẫn đứng trên bờ vực tuyệt chủng.