(Tin Môi Trường) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ- CP để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy giống nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm bao gồm cả các quy định về buôn bán quốc tế đối với các loài động vật, thực vật nguy cấp hoặc bị đe dọa được liệt kê trong công ước CITES.
>>Kỳ 1: Chính sách bảo tồn “ngược đời” nhưng hiệu quả
>>Kỳ 2: Nạn săn trộm và buôn bán bất hợp pháp tê giác tại Nam Phi
>>Kỳ 3: Thực thi pháp luật và tội phạm về tê giác ở Nam Phi
>>Kỳ 4: Phản ứng của Chính phủ Nam Phi
>>Kỳ 5: Sừng tê giác và những tác dụng “truyền miệng” ở Việt Nam
Con tê giác sống sót sau vụ tấn công của bọ săn trộm (trái) và một con tê giác trắng đực.
Chính phủ Việt Nam quy định: tất cả các hoạt động buôn bán sừng tê giác đều bị coi là bất hợp pháp. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm đã quy định: Tất cả các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, giữ, giết mổ, gây nguy hiểm, khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại, vận chuyển, chết biến, quảng cáo, buôn bán, xuất nhập khẩu những loài được liệt kê, bao gồm cả sừng tê giác và những sản phẩm từ tê giác đều vi phạm pháp luật.
Năm 1994, Việt Nam đã trở thành nước thứ 121 tham gia vào công ước CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp). Ngày 10/08/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ- CP để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy giống nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm bao gồm cả các quy định về buôn bán quốc tế đối với các loài động vật, thực vật nguy cấp hoặc bị đe dọa được liệt kê trong công ước CITES. Nghị định này cấm hành vi buôn bán tất cả các loài trong Phụ lục I của công ước CITES, bao gồm các loài tê giác không thuộc bản địa, tri khi có kèm theo giấy phép hợp lệ của CITES. Người bị kết tội có thể bioj phát đến 500 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù tứ sáu tháng đến 7 năm.
Liên quan đến việc nhập khẩu hợp pháp các chiển lợi phẩm từ việc săn bắn tê giác tại Nam Phi, gần đây, Việt Nam đã đưa ra một chinh sách yêu cầu: một giấy phép xuất khẩu của CITES từ nước xuất xứ, giấy phép săn bắn được cấp bởi nước xuất xứ, bản sao hộ chiếu của người thợ săn Việt Nam nhằm xác minh sự hiện diện của người này tại quốc gia nơi tê giác bị săn bắn, và giấy chứng nhận cư trú do cảnh sát địa phương cấp. Với sự tham khảo ý kiến từ chính quyền Nam Phi, nếu có đủ giấy tờ này, phía Việt Nam có thể cho phép nhập khẩu, nhưng những chiến lợi phẩm này không được phép buôn bán và bị đánh thuế ở mức 3% giá trị, được tính ở mức 25000 USD/ký. Kể từ năm 2010, các nhà chức trách Nam Phi đã định kỳ gửi cho Việt Nam những thông tin liên quan đến giấy phép xuất khẩu của CITES trước khi tiến hành xuất khẩu hợp pháp.
Nhiều cơ quan, ban ngành của chính phủ Việt Nam đã tham gia vào công tác quản lý và thực thi pháp luật về buôn bán sừng tê giác. Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Cục Cảnh sát môi trường của Bộ Công An có nhiệm vụ điều tra, các vụ buôn bán sừng tê giác, trong khi Tổng cục Hải Quan thuộc Bộ Tài Chính đóng vai trò then chốt trong việc giám sát xuất khẩu và nhập khẩu hang hóa. Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương có trách nhiệm quản lý, kiểm soát thị trường thuốc đông y, nơi bào chế trái phép sừng tê giác. Việc kiểm tra pháp y được giao cho Viện Khoa học Hình sự thuộc Bộ Công an và Viện Snh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học Việt Nam tiến hành.
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của chính phủ, sừng tê giác ở Việt Nam vẫn được buôn bán một cách khá sôi động.
Kỳ 7: Buôn bán bất hợp phát sừng tê giác ở Việt Nam