Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Bầu Đức xây sân bay, sắm trực thăng ngắm rừng cao su

(08:59:26 AM 26/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Không chỉ lập ra đội bóng Hoàng Anh Attapeu, ông bầu Đoàn Nguyên Đức còn xây hẳn một sân bay quốc tế lên đến 40 triệu USD tại Lào nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và bóng đá.

Xây sân bay, sắm trực thăng ngắm rừng cao su 

Tỉnh Attapeu có diện tích lên đến 10.320 km2 nhưng dân số chỉ có gần 120.000 người. Mật độ dân số ở đây rất thưa, chỉ khoảng 12 người/km2. Đây là tỉnh còn giữ một diện tích rất lớn rừng nguyên sinh, với nhiều cây gỗ rất có giá trị. Nhận thấy tiềm năng phát triển rất lớn từ mảnh đất này từ vài năm trước, bầu Đức đã rót vào đây gần một tỷ USD bao gồm đầu tư trồng cao su, mía, xây dựng nhà máy chế biến mủ, nhà máy đường, khai thác quặng…

 

Tiền từ Tập đoàn HAGL của bầu Đức đã đổi thay bộ mặt của tỉnh Attapeu

 

Theo ông Phan Thanh Thủ - người được mệnh danh là "tư lệnh" nam Lào của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) thì 70% tài sản của họ tập trung ở Attapeu. Vì thế, bầu Đức không tiếc tiền đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông ở đây. Trong đó, trọng điểm là việc xây dựng sân bay quốc tế Attapeu.

 

Đầu năm nay, Tập đoàn HAGL đã chính thức xây dựng sân bay trên một vùng có diện tích 200 hecta, cách thủ phủ của tỉnh Attepeu khoảng 30km. Tổng số vốn đầu tư lên đến 40 triệu USD. Dự án này được chia thành 2 giai đoạn. Trong khoảng thời gian 2013 - 2020, sân bay sẽ chủ yếu tiếp nhận các máy bay nhỏ, chặng ngắn như ATR 72, Fokker 70…

 

Tuy nhiên, sau khi hoàn thiện vào năm 2020, sân bay có thể đáp ứng yêu cầu cất, hạ cánh của các máy bay cỡ lớn như Airbus A320… Dự án sân bay còn lại được cấp phép, theo Bầu Đức, sẽ được khởi công vào đầu năm 2013 tại tỉnh Huaphanh, phía Đông Bắc nước Lào.

 

Rừng cao su bạt ngàn của bầu Đức đã bắt đầu khai thác

 

Không chỉ xây dựng sân bay, bầu Đức cũng đang tính lên đời máy bay. Hiện tại ông sử dụng chiếc Beechcraff King Air 350, thuộc thế hệ máy bay mới kế tiếp King Air 350, trị giá 7 triệu đô nhưng đang muốn tậu thêm một chiếc máy bay động cơ phản lực để thăm các cơ sở kinh doanh.

 

Trong tương lai diện tích rừng cao su mà HAGL đầu tư tại Attapeu sẽ lên đến 100.000 hecta, chưa kể hàng loạt dự án khác. Muốn đi thăm thú hết cơ sở kinh doanh của bầu Đức tại đây phải mất đến…. 3 ngày di chuyển liên tục bằng ô tô. Vì thế, việc ông tính mua máy bay để thăm nom các cơ sở của mình cũng là điều dễ hiểu.

 

Đồn điền khổng lồ

 

Có chiêm ngưỡng hết cơ ngơi của bầu Đức tại Attapeu mới hiểu vì sao ông đổ tiền vào đây rất lớn. Từ năm 2008, phía HAGL đã khảo sát và trồng hàng loạt các nông trường cao su tại 5 tỉnh của Attapeu. Hiện tại diện tích cao su mà HAGL đã trồng lên đến 25.000 hecta, trong tương lai gần sẽ tăng lên 100.000 hecta. Chỉ riêng công nhân được thuê để chăm sóc cao su đã lên đến 12.5000 người, với số lương trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

 

Bầu Đức sẽ thu được nguồn lợi lớn từ cao su

 

Hiện tại 3000 hecta rừng cao su đã thuộc diện được khai thác. Nhờ việc xây dựng một hệ thống tưới tiêu hiện đại theo công nghệ Israel mà phía HAGL rút ngắn được thời gian khai thác từ 6-7 năm xuống còn 4 năm và trong tương lai, khoảng 3 năm cây cao su đã có thể cho mủ. Hệ thống ống dẫn này có chiều dài tổng cộng lên đến trên 80.000km, với kinh phía 700 USD/hecta.

 

Cao su được xem là nguồn lợi chính của HAGL trong tương lai gần. Hiện tại họ đã xây dựng 2 nhà máy chế biến mủ và sẽ được khánh thành vào tháng 12 năm nay với công suất 25.000 tấn/năm. Với sản lượng khai thác từ 1,5-2 tấn/hecta/năm trong năm đầu tiên và tăng lên trong những năm sau đó thì nếu khai thác hết 25.000 hecta cao su như hiện tại, hàng năm HAGL thu về không dưới 300 triệu USD.

 

Nhà máy chế biển mủ sắp sửa hoàn thành

 

Vườn ươm cây giống để mở rộng vùng nguyên liệu

 

Bên cạnh cao su, bầu Đức còn sở hữu một vùng nguyên liệu mía có diện tích 6.000 hecta và mở rộng lên gấp đôi trong năm 2013. Để tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu tại đây, HAGL đã xây dựng một cụm nhà máy gồm: một nhà máy chế biến đường có công suất 720 tấn/ngày, nhà máy sản xuất công nghiệp từ rỉ mật, nhà máy sản xuất nhiệt điện công suất 30 MW/năm cùng một nhà máy sản xuất phân bón từ tro mía. Tổng số vốn đầu tư cho cụm nhà máy này lên đến 100 triệu USD.

 

Vùng mía bạt ngàn

 


Tổ hợp nhà máy chế biến các sản phẩm từ cây mía sắp sửa hoàn thành

 

Bên cạnh đó phía HAGL còn xây dựng hàng loạt trường học, bệnh viện cũng như một khách sạn 4 sao tại Attapeu. Trong tương lai gần mảnh đất khi xưa là chiến trường ác liệt này sẽ vươn lên phát triển mạnh mẽ với các vùng khác của Lào và đem lại rất nhiều tiền cho bầu Đức cũng như Hoàng Anh Gia Lai

(Nguồn: Infonet