Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>>Kỳ 1: Chính sách bảo tồn “ngược đời” nhưng hiệu quả
>>Kỳ 2: Nạn săn trộm và buôn bán bất hợp pháp tê giác tại
Một thợ săn Việt Nam bên xác một con tê giác.
Số lượng tê giác bị giết bất hợp pháp liên tục tăng cho thấy một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về bảo tồn. Đồng thời, nhiều loại vũ khí mới đã được đưa vào sử dụng trong việc săn bắn tê giác. Trước đây, thông thường những kẻ săn trộm sử dụng AK47 để bắn tê giác, nhưng gần đây, các nhà chức trách Nam Phi đã phát hiện một loại súng nòng to, có khả năng giết chết tê giác bằng một phát đạn duy nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc mê để gây mê nhằm cưa lấy sừng cũng đã được phát hiện. Việc sử dụng những vũ khí này, cùng với những bằng chứng về việc sử dụng trực thăng để săn bắn đã thể hiện một “bộ mặt hoàn toàn mới” của nạn săn trộm tê giác. Nhiều bằng chứng chứng tỏ nhiều nhân vật trong bộ máy bảo tồn tê giác cũng đã tham gia vào công cuộc giết hại tê giác bất hợp pháp.
Cụ thể, các chủ trại nuôi, thợ săn chuyên nghiệp, phi công và bác sĩ thú y về động vật hoang dã cũng đã cùng nhau tham gia và trở thành những tay chơi tích cực trong công cuộc săn trộm tê giác. Đây là một hiện tượng đang tàn phá hình ảnh của các hoạt động bảo tồn ở Nam Phi, làm xấu đi hình ảnh của hoạt động trại nuôi tư nhân trong công cuộc duy trì số lượng tê giác. Mặc dù phần lớn những ông chủ sở hữu tê giác và các nhà hoạt động trong ngành công nghiệp động vật hoang dã vẫn cam kết và ủng hộ việc bảo tồn tê giác.
Ngoài ra, đã có những vụ việc được phát giác liên quan đến sự đồng lõa của các quan chức cao cấp từ trung ương đến địa phương đối với nạn săn trộm hoặc tạo điều kiện cho nạn buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp. Cụ thể, năm 2012, 4 cán bộ kiểm lâm của vườn Quốc gia Kruger đã bị bắt vì liên quan đến việc giết tê giác. Người quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Atherstone đã tự sát khi phải đối diện với những cáo buộc liên quan đến việc sát hại 5 con tê giác…Đặc biệt, tại các tỉnh Tây Bắc và Limpopo, các nhà chức trách liên tục làm ngơ cho các cuộc “săn bắn giả” diễn ra bất hợp pháp. Nhiều chủ sở hữu tư nhân đã ngần ngại khi báo cáo về số lượng tê giác cá thể và số sừng họ sở hữu trong kho cho nhà chức trách, vì lo ngại những thông tin trên bị rò rỉ. Mặc dù đây là một quy định bắt buộc của chính phủ Nam Phi.
Nhiều quan chức cao cấp về động vật hoang dã của Nam Phi đã bị phanh phui có nhận những lợi ích bí mật từ việc cấp phép cho hoạt động săn bắn tê giác. Những mâu thuẫn trong việc cấp phép xuất khẩu sừng tê giác chiến lợi phẩm, tê giác sống và quy định về tất cả những vụ săn bắn trên đất tư phải được phê duyệt và lưu trữ hồ sơ ở cấp quốc gia là những vấn đề căng thẳng lâu nay giữa các cán bộ địa phương và Bộ Môi Trường Nam Phi. Khi mà các cán bộ địa phương thường giấu nhẹm những thông tin này để nhận được những quyền lợi về kinh tế.
Nhìn chung, hoạt động buôn bán sừng tê giác ở Nam Phi đã phát triển nhanh chóng, ngày càng tinh vi, hiệu quả và có khả năng thích nghi cao. Hoạt động này đã liên kết nhiều người, thuộc nhiều thành phần xã hội theo những quy luật riêng biệt. Chẳng hạn, các cán bộ kiểm lâm hoặc nhà nước bị ép buộc, hoặc thỏa hiệp, hoặc tham nhũng đã hợp tác với các tổ chức tội pham châu Á. Trong số 43 vụ bắt giữ tội phạm liên quan đến tê giác, có đến 24 vụ là người Việt Nam (chiếm đến 56%), 13 vụ là người Trung Quốc (28%), số còn lại là người Thái Lan và Malaysia. Ngoài ra, có ít nhất ba nhân viên đóng tại Đại sứ quán Việt
Buôn bán trái phép sừng tê giác thường được thực hiện qua một đường dây từ những kẻ săn bắn trộm tại Châu Phi, qua hàng loạt trung gian, bao gồm người mua, nhà xuất khẩu và người vận chuyển cấp quốc tế để tới tay người tiêu dùng ở một quốc gia xa xôi, mà ngày nay thường là Việt Nam. Cơ quan Quốc gia đối phó với Tội phạm về động vật hoang dã đã phân ra 5 cấp độ hoạt động của các tổ chức tội phạm buôn bán sừng tê giác trong và ngoài châu Phi. Hành vi giết hại tê giác thuộc cấp độ 1. Mua, vận chuyển, lấy sừng tê giác trực tiếp từ người săn bắn trộm thuộc cấp độ 2. Những người mua, nhà xuất khẩu và những người vận chuyển ở cấp quốc gia, có hành vi thu gom sừng từ tất cả các nguồn như bắn trộm, mua từ kho, trộm cắp và lấy sừng trái phép cũng như các cuộc “săn bắn giả” thuộc cấp độ 3. Cấp độ 4 là những người mua, người vận chuyển, nhập khẩu quốc tế, liên kết thị trường Châu Phi với nước ngoài. Và cuối cùng, những hành vi vận chuyển sừng tê giác tới nhà buôn và người tiêu dùng cuối cùng thuộc cấp độ 5. Chính phủ Nam Phi nhận định, các tổ chức tội phạm buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia thường dính líu đến các hoạt động khác như buôn lậu kim cương, buôn người và những sản phẩm từ động vật hoang dã khác như ngà voi, vỏ bào ngư….
Trước thực trạng số lượng tê giác bị giết ngày càng tăng, chính phủ Nam Phi đã có những phản ứng rất tích cực, nhằm tăng cường công tác bảo vệ loài động vật này
Kỳ 4: Phản ứng của Chính phủ Nam Phi