Hình quảng cáo phản cảm được đăng tải trên một trang tạp chí. Ảnh N.Q
|
Gần đây, một bệnh viện phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ thực hiện chiến dịch quảng cáo trên nhiều ấn phẩm, theo đó, quảng cáo này đặc biệt nhận tư vấn và hỗ trợ nâng ngực theo ý muốn cho các chị em. Cùng với những lời quảng cáo là 10 hình ảnh chụp ngực trần, miêu tả quá trình nâng sửa ngực vô cùng phản cảm .
Chị Nguyễn Ngọc Lan, Thanh Xuân, Hà Nội bức xúc: "Những hình ảnh này quá vô duyên khiến những chị em phụ nữ như chúng tôi xem còn cảm thấy xấu hổ, không hiểu những người quản lý có kiểm duyệt trước khi cho đăng tải những hình ảnh này hay không?".
Theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình, nhà chuyên môn nghiên cứu nhiều năm về xã hội, những quảng cáo nâng ngực kiểu phản cảm kiểu như thế rất lố lăng và kích dục.
PGS.TS Trịnh Hòa Bình
|
"Trong một trang A4 có tới 10 cái ảnh bầu ngực lồ lộ thì chứng tỏ những người làm
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas): Quảng cáo ngày nay từ chỗ thừa hưởng thành quả công nghệ thông tin, có tác dụng kết nối giữa người bán với người mua, giới thiệu cho người mua những sản phẩm cần bán một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất, lại đang bị sử dụng một cách thái quá khiến người tiêu dùng mất lòng tin vào quảng cáo .
Như vậy, từ chỗ “lợi” lại “bất cập hại”, doanh nghiệp đang tự mình giết mình cũng bằng cách đó”.
Như vậy, từ chỗ “lợi” lại “bất cập hại”, doanh nghiệp đang tự mình giết mình cũng bằng cách đó”.
"Quảng cáo rất công phu, xây dựng phóng sự, ghi hình hoặc chụp ảnh rất tốn kém trong khi đó khán giả lại không xem, như thế, chẳng phải doanh nghiệp, đơn vị sản xuất đó đã tự mình lại vô hiệu hóa thành quả đã làm ra của mình?” – ông Hùng nhấn mạnh.
Theo ông Hùng, quảng cáo có mục đích sinh lợi, vì thế người phát hành quảng cáo cũng phải nhận trách nhiệm khi phát hành những sản phẩm quảng cáo thiếu trung thực, gây thiệt hại cho người tiếp nhận.
Những hình ảnh phản cảm
Gần đây, khán giả tỏ ra khá khó chịu với quảng cáo về một sản phẩm nước rửa bồn cầu, được phát sóng trên truyền hình , với nội dung nhân vật chính trong quảng cáo đưa tay quẹt bồn cầu, rồi cầm kính lúp soi bồn cầu và bàn tay của mình nhằm thể hiện sự "sạch bong, sáng bóng". Điều đáng nói trong đoạn clip này là bên cạnh nhân vật chính còn có cậu con trai, sau khi mẹ quệt tay vào toilet còn vỗ tay ra hiệu với mẹ tỏ ý tán thành.
Ngay khi lên sóng, nhiều bậc phụ huynh lo sợ con của mình sẽ bắt chước nhân vật trong quảng cáo sẽ quẹt tay vào bồn cầu, sẽ rất mất vệ sinh. Nhiều ý kiến lo ngại sự phản tác dụng của đoạn clip này, thay vì quảng bá hình ảnh sản phẩm, nhà sản xuất đã đẩy người tiêu dùng đến gần hơn với việc... tắt ti vi mỗi khi chương trình phát sóng.
Ngoài quảng cáo Vim khán giả còn được chứng kiến những quảng cáo không những phản cảm ở lời thoại, hình ảnh thiếu tế nhị mà còn đẩy người xem đến chỗ cảm thấy vô lý thậm chí xấu hổ, đỏ mặt khi xem những clip ấy, đơn cử là những sản phẩm như thực phẩm chức năng, chữa bệnh trĩ, dạ dày, tăng cường khả năng sinh lý, khả năng giường chiếu...
Mà điều oái oăm là những quảng cáo này lại thường phát vào khung giờ "vàng" trên truyền hình, giờ mà các gia đình quây quần bên nhau, trẻ con, người già cũng xem tivi vào giờ đó.
Mà điều oái oăm là những quảng cáo này lại thường phát vào khung giờ "vàng" trên truyền hình, giờ mà các gia đình quây quần bên nhau, trẻ con, người già cũng xem tivi vào giờ đó.