Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Người Việt chi 22 triệu USD săn tê giác Nam Phi Tin ảnh

(15:50:20 PM 19/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Từ tháng 4/2012, người Việt bị cấm đến Nam Phi săn tê giác, nhưng trước đó thống kê cho thấy, người Việt đã chi tới 22 triệu USD để có được giấy phép săn tê giác tại nước này, kể từ năm 2003.

 

Một nữ thợ săn tê giác người Việt
Một nữ thợ săn tê giác người Việt Nam tại Nam Phi (nguồn Traffic).

 

 

Con số trên được đưa ra tại buổi tập huấn cho các nhà báo về tình trạng chống buôn bán động vật hoang dã, ngày 18/10, tại Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), do Trung tâm nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ và tư liệu (Ban Tuyên giáo T.Ư), phối hợp với các tổ chức quốc tế, tổ chức.

 

Theo Mạng lưới kiểm soát buôn bán các loại động thực vật hoang dã - Traffic, số liệu từ cơ quan Cites quốc tế (Cơ quan quản lý Công ước quốc tế về buôn bán quốc tế về các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp), từ năm 2003 đến 2010, có 657 chiếc sừng tê giác được xuất khẩu hợp pháp từ Nam Phi về Việt Nam dưới dạng “chiến lợi phẩm”. Tuy nhiên, số liệu từ cơ quan nhập khẩu Việt Nam, chỉ ghi nhận chỉ có 170 chiếc.

 

Như vậy, có thể thấy thấy, 74% số sừng tê giác còn lại chưa được khai báo với cơ quan chức năng. Nếu tính thuế, con số này phải lên tới 2 triệu USD.

 

TS Naomi (Trưởng đại Traffic Đông Nam Á) cho biết, ngoài các “chiến lợi phẩm”, mạng lưới buôn bán bất hợp pháp còn cung cấp cho Việt Nam hàng trăm chiếc sừng tê giác từ những nguồn bất hợp pháp khác ở châu Phi.

 

Hiện sừng tê giác vẫn tiếp tục vào Việt Nam thông qua nhiều kênh, trong đó đường hàng không từ Jonamnesburg (Nam Phi) qua Bangkok, Hồng Kông, Kuala Lumpur và Singpore về Hà Nội hoặc TPHCM.

 

Một con đường khác mới nổi lên là sừng tê giác từ Thủ đô Maputo của Mozambique về Việt Nam. Còn đường bộ, Traffic, cho rằng, sừng tê giác cũng được chuyển từ Lào (có thể từ Thái Lan) vào Việt Nam.

 

Theo các tổ chức quốc tế, từ năm 2007 đến năm 2009, các thợ săn Việt Nam chỉ xếp sau các đồng nghiệp từ Mỹ về số lượng tê giác săn bắn tại Nam Phi.

 

Trong thời gian từ tháng 7/2009 đến tháng 5-2012, người Việt Nam chiếm tới 185 người (chiếm gần 50%) trong số 384 người nước ngoài đi săn tê giác tại Nam Phi.

 

Theo ước tính, từ năm 2003, các sợ săn Việt Nam đã chi hơn 22 triệu USD phục mua giấy phép săn tê giác ở Nam Phi.

 

Theo các chuyên gia bảo tồn ở Việt Nam, Việt Nam chỉ là điểm trung chuyển của sừng tê giác từ Nam Phi. Hầu hết sừng tê giác nhập về Việt Nam được chuyên đi tiêu thụ ở Trung Quốc, Hồng Kông.

 

Tê giác thuộc loại quý hiếm trên khắp thế giới, nhưng tại Nam Phi, tê giác xuất hiện ở nhiều nơi, đặt biệt là ở những khu du lịch sinh thái, rừng quốc gia...Nhiều Cty du lịch ở Nam Phi và các nước khác trên thế giới hốt bạc nhờ mở tour gắn liền với việc đi xem tê giác.

 

Cặp đôi tê giác dạo trên triền đồi và tỏ ra khá hiền lành. Ảnh: Trí Đường.
Cặp đôi tê giác dạo trên triền đồi và tỏ ra khá hiền lành. Ảnh: Trí Đường. 
Du khách chụp ảnh cùng tê giác. Ảnh: Trí Đường.
Du khách chụp ảnh cùng tê giác. Ảnh: Trí Đường.
 
Du khách chụp ảnh cùng tê giác. Ảnh: Trí Đường.
 

Lực lượng bảo vệ có mặt khắp rừng quốc gia để bảo vệ du khách và ngăn chặn những kẻ săn tê giác. Ảnh: Trí Đường.

 

Du khách chụp ảnh cùng tê giác. Ảnh: Trí Đường.
Khách du lịch nước ngoài muốn đi xem tê giác phải ngồi trên những chiếc xe chuyên dụng thế này để đảm bảo an toàn. Ảnh: T.Đ.
Theo Phạm Anh - Trí Đường (Tiền Phong)