Gái quê xuất giá lại trở về
Lời đồn thổi về những cái chết "lạ" và những chuyện kỳ bí về "ngôi chùa thiên tạo” dưới chân núi Nga khiến những người bạo gan nhất cũng phải khiếp sợ.
Lời đồn thổi về những cái chết "lạ" và những chuyện kỳ bí về "ngôi chùa thiên tạo” dưới chân núi Nga khiến những người bạo gan nhất cũng phải khiếp sợ.
Ông Lê Ngọc Kiệt (73 tuổi), người thôn Trung Sơn (Thanh Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) cho biết: “Từ lâu, ở chân núi Nga đã có di tích thiên tạo. Đó là một gò đá có hình dạng giống một người mẹ mặc áo tứ thân đang bồng con nhỏ hướng về phía Đông Bắc. Sau đó, người dân thường gọi di tích này là chùa Mẹ Sỹ, hiểu là có con thi đậu tiến sỹ về báo hiếu".
Toàn cảnh khu chùa Mẹ Sỹ, nơi bắt đầu của những lời đồn thổi. |
Một dạo, trong làng xảy ra sự việc các cô gái đi lấy chồng xa, nhưng không hiểu vì lý do gì mà cứ lũ lượt khăn gói bỏ nhà chồng về quê mẹ. Nghĩ chuyện này có liên quan đến chùa Mẹ Sỹ, nhiều người đàn ông trong làng đã không ngần ngại vác búa, vác rìu đến đập phá tan hoang khu chùa. Từ đó, cảnh quan của chùa bị phá vỡ hoàn toàn, gần như không còn lại gì ngoài cây đa.
“Nhiều người do thấy đá ở khu vực trên tốt, màu sắc đẹp và chắc chắn nên đã đem về xây các công trình trong nhà ngoài ngõ. Vì thế, điểm di tích thiên tạo cũng trở nên mờ nhạt dần và đi vào quên lãng”, ông Kiệt nhớ lại.
Những cái chết bí ẩn
“11 người đã chết một cách bí ẩn, người dân đều cho rằng do thần thánh báo oán vì đập chùa, lấy đá. Bởi tất cả số người chết này đều liên quan đến vụ đập chùa Mẹ Sỹ nhiều năm trước”, ông Lê Ngọc Kiệt nói.
Ông Lê Ngọc Kiệt cho rằng có 11 người chết vì xâm phạm di tích thiên tạo. |
Để minh chứng cho lời nói của mình, ông Kiệt đã lấy ra một quyển sổ ghi chép đầy đủ những người đã chết một cách bí ẩn. Như trường hợp ông Huấn Hiệu (người thôn Văn Phúc, nay gia đình đã chuyển vào xã Tường Lâm, huyện Tĩnh Gia làm nghề khai thác đá), vào khoảng cuối những năm 60, khi ông Hiệu đi đánh đá ở khu vực chùa cho người con trai (năm đó tầm 18-20 tuổi) chở bằng xe ngựa về để xây HTX nông nghiệp. Nhưng cậu con trai chưa kịp chở xe đá về đến nơi thì xe tự nhiên đổ đè chết tại chỗ.
Gần đây, có xảy ra việc ông Cự Ba (thôn Sơn Thượng) làm nghề thợ xây, trong lúc xây lăng cho một người địa phương thì bị vướng cành của cây đa chùa Mẹ Sỹ, ông Ba dùng dao chặt cành cây, sau đó về nhà bị ốm chết.
Ông Kiệt ngày ngày hương khói, trông coi khu chùa. |
Đặc biệt nhất là trường hợp gia đình Hải Át (người thôn Sơn Thượng) đã đánh đá về bán, thậm chí còn đập vỡ phần đầu của bức tượng thiên tạo để lấy đá, chỉ ít hôm sau đang khỏe mạnh, ông này tự nhiên lăn ra ốm, rồi chết khi tròn 59 tuổi.
Ông Hoàng Văn Chính, cán bộ văn hóa xã Thanh Sơn, cho biết: “Những cái chết kỳ lạ là có thật, vùng đất này linh thiêng, chùa Mẹ Sỹ, đá Ông Voi và hòn đá Ông Bếp tạo thành một tam giác li kỳ và linh thiêng...”.
Không có chuyện thần thánh báo oán
Đến ngôi chùa bị đập phá, nơi bắt nguồn những nỗi lo sợ của người dân nơi đây, trước mắt PV là khu di tích hoang phế, được phủ lên mình những cành cây đa to dài và vươn rộng như những cánh tay ôm lấy toàn bộ chùa. Vào ngày rằm, hàng chục người tới lễ lạt cầu khấn.
Bát nhang được đặt khắp nơi trong khu chùa Mẹ Sỹ. |
Ông Hoàng Văn Chính nói: “Vùng đất này linh thiêng nhưng những cái chết ly kỳ kia không hề liên quan đến việc đập phá chùa, mà chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nhưng kể từ lúc có những chuyện linh thiêng về vùng đất được người dân truyền tai nhau thì không còn ai dám đến xâm hại cảnh quan, đập phá chùa nữa”.
Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn Đỗ Trọng Huy khẳng định: “Những cái chết của người dân mặc dù khó lý giải nhưng không có chuyện thần thánh báo oán. Người dân sợ quá nên đồn thổi kiểu “tam sao thất bản”, dần trở thành nỗi sợ mơ hồ. Trên thực tế, chưa ai có thể chứng minh được rằng, những người bị chết trước đó là do di tích này gây ra…”.