Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ô nhiễm nguồn nước khi có nhà máy chế tạo thép
Thay mặt những người dân để trao đổi với PV, ông Nguyễn Hồng Sơn - Trưởng ban quản trị khu tập thể xưởng cơ khí Yên Thường, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết: “Chúng tôi sống ở đây cũng khá lâu rồi, hơn 10 năm trở về trước, nguồn nước sinh hoạt cũng như ăn uống ở đây vẫn bình thường. Nhưng từ khi có Nhà máy Chế tạo kết cấu Thép Yên thường, thuộc công ty cổ phần xây lắp điện 1 Hà Nội đến nay, các hóa chất mà nhà máy thải ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân”.
Từ sau khi có nhà máy chế tạo thép, nguồn nước của người dân xã Yên Thường và một số xã lân cận bị nhiễm bẩn nặng |
Theo ý kiến của ông Sơn cũng như nhiều người dân, khi nhà máy kết cấu thép Yên Thường đi vào hoạt động, các hóa chất như cromat do nhà máy thải ra đã ngấm vào lòng đất hòa với nước ngầm.
Đặc biệt, mỗi khi nhà máy hoạt động mùi hóa chất nồng nặc, chan chát và ngột ngạt phát tán từ cơ sở sản xuất này đã bao trùm toàn bộ cụm dân cư sống ngay cạnh nhà máy và các khu lân cận.
Cũng theo ông Sơn thì thay vì phải xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, thay vì việc thu gom nước thải tạm thời trước khi chuyển về cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung để xử lý, nhà máy đã thải trực tiếp nước thải vào lòng đất (bao gồm các loại hóa chất như HCL, NH4CL, Cromat…).
Bệnh hiểm nghèo xuất hiện
Sau một thời gian phát hiện nguồn nước bị
“Chỉ trong vòng 8 năm trở lại đây cụm cư dân sống cạnh nhà máy đã có 8 người, thôn Xuân Dục đã có hơn 50 chết vì bệnh
Sau khi cung cấp những thông tin về sự việc, dể cho PV được tận mắt chứng kiến những gì mình vừa nói. Ông Sơn lấy ra hai bát nước, trong đó một bát nước đã được lọc bằng máy lọc nước tinh khiết và một bát nước chưa qua lọc.
Ban đầu, hai bát nước đang trong vắt, khi đổ một cốc nước chè vào hai bát nước lọc, một bát nước lọc không qua lọc ozon đã biến thành màu đen, còn cốc kia không đổi màu. Điều đó cho thấy nguồn nước khi chưa lọc đã bị
Theo đó, ngày 12/4/2012 Đội 5 Phòng PC49 CATP Hà Nội đã phối hợp với Đội cảnh sát kinh tế - CA huyện Gia Lâm, Hà Nội, công an xã Yên Thường, Viện công nghệ môi trường tiến hành làm việc với Nhà máy chế tạo kết cấu thép Yên Thường về việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Trong quá trình làm việc, cán bộ Viện công nghệ môi trường đã lấy mẫu khi thải, nước thải của Nhà máy để phân tích xác định mức độ gây ô nhiễm.
Đến ngày 23/4/2012, Viện Công nghệ môi trường đã có thông báo kết quả phân tích mẫu khí thải, nước thải cho thấy nước thải vượt quá quy chuẩn cho phép theo QCVN 14: 2008 Bộ TNMT cột B (tổng Coliform vượt 8,6 lần). Căn cứ vào tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm tra và kết quả phân tích mẫu môi trường đã phát hiện Nhà máy chế tạo kết cấu thép Yên Thường thuộc Công ty cổ phần xây lắp điện I Hà Nội có một số hành vi vi phạm pháp luật và đã xử phát hành chính với số tiền là 12 triệu đồng.
Bát nước chưa qua lọc bằng máy ô zôn chuyển sang màu đen khi đổ nước chè vào |
Hiện tại, số người dân của thôn Xuân Dục là 3200 người, chưa kể tới số sinh viên của các trường cao đẳng xây dựng và những người lao động tự do cư trú trên địa bàn (trên dưới 2.000 người).
Một điều đáng nói là những năm gần đây, khu vực gần Nhà máy chế tạo kết cấu Yên Thường, việc nuôi trồng của người dân bị mất trắng, thậm chí không còn. Ông Thụ cho hay người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, chăn nuôi, việc Nhà máy xả thải ra đã gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân.
Việc nuôi trồng của người dân cũng bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nguồn nước |
Cũng theo sự phản ánh của người dân, dù đã có những dự án nước sạch cho xã nhưng dự án này còn nhiều khó khăn. Những người dân mong muốn khi chưa có điều kiện, mong các cơ quan chức năng sớm có biện pháp để ngăn chặn , xử lý Nhà máy chế tạo kết cấu thép Yên Thường vì sức khỏe của hàng nghìn người dân.
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Quang, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết: "Chúng tôi đã nhận được những thông tin phản ánh và thậm chí là những đơn thư tố cáo của người dân. Phía ủy ban nhân dân xã cũng đã phối hợp với các cơ quan cấp trên để giải quyết".
Theo ông Quang, việc Nhà máy chế tạo kết cấu thép Yên Thường xả thải trực tiếp xuống đất, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân như: Không canh tác được do lượng kẽm, axit cao khiến lúa, và các cây trồng khác bị chết dần là một ảnh hưởng rất lớn.
Tuy nhiên, sau khi cơ quan chức năng có biện pháp phạt hành chính cũng như nhắc nhở, Nhà máy chế tạo kết cấu thép Yên Thường hứa sẽ chuyển địa điểm, nhưng thời gian cụ thể thì không được rõ, ông Quang cho biết thêm.