Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
|
Một rạn san hô nhiều màu sắc trong biển Caribbe. Ảnh: Guardian. |
Các nhà bảo tồn cảnh báo, diện tích san hô còn sống tại vùng biển Caribbe chỉ còn 10% so với trước kia. Các rạn san hô ở khu vực này tăng trưởng rất ít và có nguy cơ bị tàn phá hoàn toàn trừ khi con người hành động khẩn cấp để ngăn chặn. Họ cho biết, đây là hậu quả của sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm cả việc khai thác quá mức của con người, các chất thải ô nhiễm từ nghành nông nghiệp và các ngành khác cũng như sự biến đổi khí hậu trên trái đất, Guardian đưa tin.
Diện tích san hô chết đã bắt đầu tăng nhanh từ những thập kỷ 70, khi hơn 50% diện tích san hô còn sống. Con số này giảm xuống còn 8% trong cuộc khảo sát gần đây nhất. Các nhà khoa học thực hiện cuộc khảo sát đó cảnh báo họ không phát hiện dấu hiệu nào cho thấy tốc độ chết của san hô giảm.
Các rạn san hô có giá trị đặc biệt đối với hệ sinh thái biển bởi chúng đóng vai trò như một vườn nuôi cho cá mới sinh, cung cấp thực phẩm và bảo vệ chúng khỏi kẻ thù tới khi chúng phát triển đủ lớn để tự bảo vệ bản thân. Các rạn san hô rực rõ cũng tạo ra nguồn thu lớn cho ngành du lịch và giải trí.
Ông Carl Gustaf Lundin, giám đốc chương trình bảo vệ biển và địa cực toàn cầu của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết: “Giới khoa học đã biết nhiều nguyên nhân chính khiến san hô chết, bao gồm đánh bắt cá quá mức, ô nhiễm môi trường và nhiệt độ tăng do con người sử dụng các nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta cần phải giảm mạnh tác động của con người tại khu vực này ngay lập tức nếu chúng ta muốn các rạn san hô và những loài hải sản quan trọng sống dựa vào chúng còn tồn tại trong những thập kỷ tới”.
Các khu vực đang đối mặt với sự chết dần của san hô trên toàn thế giới đã được cảnh báo ngày càng nhiều trong những thập kỷ qua bởi tình trạng ô nhiễm môi trường, sự gia tăng áp lực về nguồn cá, và ảnh hưởng của tình trạng ấm lên toàn cầu tới môi trường biển (nhiệt độ nước biển cao hơn và nồng độ axit trong đại dương tăng) đang thể hiện những hậu quả tồi tệ nhất của chúng.
Năm ngoái, các nhà khoa học ước tính rằng 75% các rạn san hô ở vùng biển Caribbe và 95% các rạn san hô tại Đông Nam Á đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Nghiên cứu đó, do Viện Tài nguyên Thế giới thực hiện, cũng dự đoán rằng, đến năm 2050 hầu như tất cả rạn san hô trên thế giới sẽ lâm nguy.
Tình trạng chết dần của san hô có thể tác động nghiệm trọng đến các khu vực dân cư ven biển, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi mà người dân phụ thuộc nhiều vào hoạt động đánh cá và du lịch.
IUCNđã kêu gọi thế giới nhanh chóng hành động bằng cách giới hạn hoạt động đánh bắt cá, xây dựng nhiều khu bảo tồn biển và thực hiện các biện pháp để ngăn chặn các chất thải do các vùng nông nghiệp quanh bờ biển tràn xuống đại dương. Việc ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu cũng là một biện pháp cần thiết để cứu các rrạn san hô trên toàn thế giới.