Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
21,7 triệu người chưa được tiếp cận nguồn nước sạch trong khi chỉ số môi trường Việt Nam đứng thứ 127 trên thế giới, ông Des Cleary, cố vấn trưởng nhóm tư vấn, nói tại Hội thảo Quốc gia Dự án Đánh giá Ngành nước Việt Nam ở Hải Phòng (18 - 19/6).
"Trên thế giới chưa nước nào thực hiện được phương pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Họ cũng đang tiếp cận và chuyển đổi dần từ cách quản lý truyền thống...", ông Des Cleary phát biểu.
Đó là tám điểm kém trong việc thừa nhận giá trị của nước, sử dụng nước đa mục tiêu, quy hoạch tổng thể đất và nước lưu vực, pháp lý, thể chế, đánh giá tài nguyên, hệ sinh thái và đa dạng sinh học, ô nhiễm và bảo vệ nước ngầm.
Tuy nhiên, theo ông Des Cleary, 5.000 người chết do thiên tai, 21,7 triệu người chưa được tiếp cận nguồn nước sạch, chỉ số môi trường Việt Nam đứng thứ 127 trên thế giới mới là những con số cần đặc biệt quan tâm.
Giải quyết những vấn đề này, không thể xử lý bằng các phương pháp đơn lẻ mà phải giải quyết bằng những thay đổi cơ bản, giúp cho việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt
Cùng trong tư duy quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bà Phương Lâm, phó cố vấn trưởng nhóm tư vấn, khiến người nghe hình dung được bức tranh toàn cảnh về các lưu vực sông thông qua cách tiếp cận 58 chỉ số về tài nguyên nước.
Đây là cách tiếp cận hoàn toàn mới, cho phép cộng đồng, các cấp có thẩm quyền, các nhà khoa học đánh giá được chỗ đứng của từng lưu vực sông theo các chỉ số tổng hợp về tài nguyên nước mặt, nước ngầm, xã hội, kinh tế, môi trường đã được quốc tế thừa nhận.
Theo cách nhìn nhận này, nước ta chỉ có vừa phải tài nguyên nước, khan hiếm nước trong mùa khô, khủng hoảng nước ở bốn lưu vực sông, nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất nhưng hiệu quả thấp nhất; dường như có sự lạm dụng trong phát triển ngành thủy điện; tổn thất thiệt hại do lũ ở nước ta đều tập trung vào các lưu vực sông miền Trung...
"Nếu Việt
Nó không chỉ là khủng hoảng về nước, lương thực, giá lương thực mà còn dẫn đến khủng hoảng con người" - ông Urooj Malik, Trưởng phòng Nông nghiệp Tài nguyên Thiên nhiên của Ngân hàng châu Á (ADB) tại Philippines bình luận như vậy sau báo cáo của bà Phương Lâm.
Giải pháp tích cực
Dự án đánh giá ngành nước Việt
Với sự đóng góp tích cực của các bộ, ngành, sau ba cuộc hội thảo khu vực, tại cuộc hội thảo quốc gia đầu tiên này, các chuyên gia tư vấn xác định được 120 vấn đề cụ thể liên quan đến các lưu vực sông và cần có sự giải quyết.
Những nhóm vấn đề chính gồm tính tổng hợp, thống nhất và sự phối hợp chưa tốt; thông tin, số liệu nghèo nàn gây khó khăn cho việc ra quyết định; chưa có cơ chế chia sẻ tài nguyên; chất lượng nước suy thoái; môi trường nước chưa được coi là một phần thống nhất của hệ sinh thái tự nhiên; dịch vụ nước đô thị chưa hiệu quả ; dịch vụ nước nông thôn ít ỏi; dịch vụ vệ sinh đô thị yếu kém; thiên tai liên quan đến nước; chưa quan tâm đến tác động môi trường nước; thủy lợi, giao thông thủy cần xem xét dưới góc độ bền vững.
"Mặc dù, các giải pháp công trình là hết sức quan trọng, giải pháp phi công trình cũng quan trọng không kém", ông Des Cleary nhấn mạnh điều này và cho rằng, cần thực hiện việc quy hoạch lưu vực sông, phân loại nguồn nước theo vùng, quy hoạch sử dụng đất đối với khu bảo tồn và cấp nước sinh hoạt; giám sát và cảnh báo, xác định nhu cầu về nước của cộng đồng; các mục tiêu về chất lượng nước và dòng chảy.
Đồng thời, tập trung vào các hoạt động quản lý cung và cầu; đăng ký và cấp phép khai thác sử dụng nước, thải nước vào nguồn nước; đánh giá tác động môi trường... Các chuyên gia còn cho rằng, thể chế và tổ chức là hai vấn đề cần đặc biệt quan tâm giải quyết.
(Theo Bộ TN&MT)