Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Một nhóm nhà khoa học trẻ thuộc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ cao Hòa Lạc sáng 25/6 bắt đầu xử lý ô nhiễm nước cho Hồ Văn nằm trong quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, bằng một công nghệ mới do chính họ nghiên cứu trong hai năm qua.
Hồ trong khuôn viên Văn Miếu sau khi
Từ 09h00 sáng, 300 lít dung dịch đã được nhóm nghiên cứu chở đến Hồ Văn cùng máy móc để bắt đầu công việc. Chế phẩm này màu trắng và có mùi hơi hăng hắc, đựng trong bình lớn.
Có mặt ngay từ những phút đầu tiên, cảm nhận của nhóm phóng viên là mùi ô nhiễm nồng nặc, mặt hồ được bao phủ bởi một màu xanh đặc của tảo.
Theo kỹ sư Nguyễn Phú Tuân, trưởng nhóm nghiên cứu, đây là công nghệ hóa thân thiện môi trường mang tên LTH 100, có thể xử lý kim loại nặng, diệt tảo, làm mất mùi hôi thối trong nước.
Chế phẩm này được nghiên cứu trên cơ sở tận dụng các phế thải nông nghiệp và đã được Viện Công nghệ Môi trường, Viện Khoa học&Công nghệ Việt Nam đánh giá là không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào tới sự sinh trưởng của các vi sinh vật sinh sống trong hồ. Cách đây hai tháng, nhóm nghiên cứu đã đăng ký bằng phát minh sáng chế tại Cục Sở hữu Trí tuệ.
+ Mỗi lít dung dịch này xử lý được từ 60-80m3 nước. Tại hồ Văn, LTH 100 được hòa loãng với chính nước Hồ Văn sau đó phun xuống hồ. Công việc khó nhất của nhóm khi xử lý ô nhiễm nước là phải làm sao phải phun hoạt chất đều khắp mặt hồ. Sau khi phun thuốc, mùi hôi thối sẽ hết ngay. Khoảng ba đến bốn ngày, nước sẽ tự trở lại màu xanh trong. + Theo một nhóm nhà khoa học, chi phí xử lý nước Hồ Văn lên đến 300 triệu đồng. Nhưng theo kỹ sưTuân, tổng số tiền nhóm nghiên cứu bỏ ra để xử lý Hồ Văn là khoảng 60 triệu đồng |
Hôm qua, nhóm nghiên cứu đã xử lý ô nhiễm nước cho hai hồ đất trong Văn Miếu. Sáng nay, theo cảm nhận của chúng tôi, mặc dù nước chưa trong trở lại nhưng mùi hôi đã không còn.
Một đại diện của Ban Quản lý Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho biết, trước khi tiến hành xử lý toàn mặt hồ, ngày 15/5, một cuộc thử nghiệm cũng đã diễn ra tại đây.
Nước Hồ Văn được múc vào thùng cùng một số loài cá. Kết quả là sau khi phun thuốc, nước đã trong trở lại, nhưng cá thì không chết.
TS Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học&Công nghệ kiêm Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, cho biết, phải mất hai tháng cùng rất nhiều cuộc họp bàn bạc và thảo luận, cuối cùng nhóm nghiên cứu mới xin được xử lý miễn phí nước cho Hồ Văn.
Được biết, một tuần nữa, Ban quản lý di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám sẽ nhóm họp cùng các nhà môi trường và quản lý để đưa ra kết luận về kết quả xử lý nước Hồ Văn.
Hồ Văn trước khi được xử lý. |
Máy móc và dung dịch được chở đến Hồ Văn. |
Dung dịch màu trắng được đổ từ bình ra hòa với nước hồ. |
Kỹ sư Tuân đang cầm ca đựng dung dịch. |
Phun hoạt chất xuống mặt hồ. |
Phun bên bờ hồ. |
(Theo Nhân Dân)