Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

TP HCM - Kênh, rạch nội thành bị ô nhiễm clo

(00:03:37 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Kết quả quan trắc mới nhất của Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM cho thấy chất lượng nước kênh, rạch nội thành đang bị ô nhiễm clo (vi sinh) rất trầm trọng.

 

Chỉ khoảng 1/3 lượng phân hầm cầu được đưa đến đúng nơi. Ảnh: MP

Kết quả quan trắc mới nhất của Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM cho thấy chất lượng nước kênh, rạch nội thành đang bị ô nhiễm clo (vi sinh) rất trầm trọng.

 

Tính từ ngày nhà máy xử lý chất thải phân hầm cầu tại bãi rác Đa Phước chính thức vận hành (7/3/2008), đến nay mỗi ngày công ty Hoà Bình chỉ tiếp nhận khoảng 30 xe bồn chở chất thải hầm cầu.

 

Trong khi đó, tại cơ sở cũ (ở quận Tân Phú), mỗi ngày công ty tiếp nhận khoảng 100 xe (chưa kể khoảng 30 xe ở quận 8, huyện Bình Chánh).

 

Hầm ga chứa phân sống

 

Sau khi bãi rác Đông Thạnh đóng cửa, công ty Hoà Bình là đơn vị duy nhất có chức năng, thiết bị để tiếp nhận, xử lý loại chất thải nguy hại này.

 

Nhưng đến nay, mỗi ngày cơ sở này tiếp nhận chỉ khoảng 90m3 phân hầm cầu (chủ yếu từ các xe thuộc huyện Bình Chánh) được đưa về xử lý đúng địa chỉ. Như vậy, hàng ngày có trên dưới 100 xe đã đổ bậy chất thải phân hầm cầu.

 

Kết quả khảo sát của công ty Thoát nước thành phố cho thấy hàng loạt các hầm ga ở đường Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Tất Thành (quận 4), Lê Đại Hành (quận 11), Nguyễn Văn Quá (quận 12) có nhiều phân sống đã khẳng định thêm nhận định trên.

 

Theo kinh nghiệm của các tài xế, loại xe này được thiết kế có vòi xả dưới gầm xe hoặc bên hông. Đến các hố ga, kênh rạch nơi vắng người, xe tấp vào, tài xế vờ sửa xe và tháo ống xả chất thải độc hại này vào cống, kênh rạch.

 

Ông Dũng cho biết, công ty Hoà Bình không thu phí xử lý chất thải để khuyến khích các lái xe chở phân hầm cầu đến đúng nơi, xử lý hợp vệ sinh môi trường.

 

Mỗi tháng, chi phí vận hành khoảng 250 triệu đồng, chưa kể lãi vay và tính từ ngày nhà máy hoạt động đến nay công ty đã chi ra khoảng một tỉ đồng. Nhưng đổi lại, lượng xe về vẫn không tăng.

 

Khó quản hay yếu kém 

Mỗi ngày vẫn có khoảng 300m3 phân hầm cầu đổ bậy ở cống, kênh, rạch mà giải pháp ngăn chặn không khó là câu chuyện cũ được đại biểu Đặng Văn Khoa dẫn chứng cho sự quản lý yếu kém và nguội lạnh của ngành trong các vấn đề về môi trường

 

Kết quả quan trắc mới nhất của Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM cho thấy chất lượng nước kênh, rạch nội thành đang bị ô nhiễm clo (vi sinh) rất trầm trọng.

 

Tất cả các trạm quan trắc đều phát hiện lượng clo trong nước mặt các tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Đôi - kênh Tẻ, Tàu Hủ – Bến Nghé, Tham Lương – Vàm Thuật vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Nặng nhất là kênh Tân Hoá – Lò Gốm có mức độ ô nhiễm clo vượt tiêu chuẩn gấp 9.000 lần mức cho phép. Nguyên nhân được đánh giá là từ lượng phân hầm cầu đổ bậy gây ra.

 

Trung tâm Y tế Dự phòng cũng cho biết chất thải này chứa nhiều mầm bệnh tiêu chảy, tả, lị, thương hàn, viêm gan siêu vi, ký sinh trùng đường ruột...

 

Toàn thành phố có khoảng 130 xe thu gom, vận chuyển, thay vì đổ tại nhà máy thì hầu hết chúng được đổ bậy và gây nguy cơ lan truyền dịch bệnh. Nhưng số vụ bắt quả tang lại rất hiếm hoi.

 

Ông Dũng kiến nghị sở Tài nguyên&Môi trường phối hợp với thanh tra Sở Giao thông Công chính kiểm tra, phạt nặng các xe đổ bừa.

 

Ông Dũng cũng đề xuất, để quản lý hữu hiệu thì cần bấm niêm chì (có mã số) tại nắp xả hầm cầu của xe. Xe nào tự ý bứt niêm chì sẽ bị coi là đã đổ bậy và phạt. Nếu thực hiện theo biện pháp này, chỉ cần kiểm tra liên tục trong khoảng 15 ngày sẽ tạo được sự thay đổi rõ rệt.

 

Loại chất thải từ hầm tự hoại của các hộ gia đình, cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, dịch vụ, chợ, nhà vệ sinh công cộng... được UBND thành phố xem là chất thải nguy hại, có ban hành quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý. Các đơn vị hoạt động thu gom vận chuyển chất thải hầm cầu phải đăng ký với Phòng Tài nguyên&Môi trường quận, huyện trước khi hoạt động. Xe thu gom, vận chuyển là bồn kín, không được rò rỉ và thành phố nghiêm cấm đổ phân hầm cầu vào cống, kênh, rạch. Nếu vi phạm, thậm chí có thể sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự.

  

 (Theo Sài Gòn Tiếp Thị )