Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Sông Tranh 2: Chưa chẩn đoán mà kết luận rất nguy hiểm!

(09:42:48 AM 09/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia thủy lợi cho rằng, cần chẩn đoán sự cố Sông Tranh 2 chính xác từ các triệu chứng, chứ chưa chẩn đoán hết mà kết luận thì quá nguy hiểm.

>>Nếu cần, sẽ kiến nghị bỏ thủy điện Sông Tranh 2

>>Chuẩn bị kịch bản xấu nhất cho đập thủy điện Sông Tranh 2

>>Bất an!

>>Cầu an

 

 
Sông Tranh 2: Chưa chẩn đoán mà kết luận rất nguy hiểm!
GS.TS Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội cơ học Việt Nam, Trưởng Bộ môn cơ sở Kỹ thuật Thủy Lợi Khoa XD Thủy lợi-Thủy điện, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng 
Sau khi các phương tiện truyền thông đưa ý kiến quan ngại của chính quyền địa phương về tính an toàn của thủy điện Sông Tranh 2 trước sự xuất hiện liên tiếp của các trận động đất tại đây.


Ngày 6/9, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục khẳng định, các đợt rung chấn vừa qua không ảnh hưởng đến công trình, các rung chấn thấp hơn cường độ kháng nén thiết kế của đập thuỷ điện Sông Tranh 2.

Tuy nhiên, theo chuyên gia, vấn đề cần được xem xét ở góc độ tổng thể của toàn bộ dự án.

Về vấn đề này, PV  đã có cuộc phỏng vấn với  GS.TS Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội cơ học Việt Nam, Trưởng Bộ môn cơ sở Kỹ thuật Thủy Lợi Khoa XD Thủy lợi-Thủy điện, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng.

- Sau khi liên tiếp các trận động đất xảy ra từ ngày 3/9 đến nay, EVN một lần nữa khẳng định, đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn, cường độ các trận động đất đều thấp hơn khả năng kháng nén thiết kế của thân đập. Vậy người dân và chính quyền địa phương đã có thể yên tâm chưa, thưa ông?

Theo tôi, không thể yên tâm được. Và hiện tại, người dân cùng chính quyền địa phương không yên tâm là đúng.

Người dân chỉ yên tâm khi có một cơ quan độc lập gồm các nhà khoa học độc lập, làm việc độc lập đánh giá tất cả các hoạt động của công trình này từ khâu khảo sát, thi công, vận hành cho đến các hiện tượng xảy ra trong thời gian vừa qua thì người dân mới có thể yên tâm được.

- Ông nhận định thế nào về hiện tượng sạt bờ vai thủy điện Sông Tranh 2 và sụt đất bên dưới chân đập vừa xảy ra mà EVN đang gia cố khắc phục ?

Chúng ta vẫn có thể thiết kế đập an toàn trong vùng động đất. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần rất nhiều kinh phí và phải xem xét, đánh giá, tính toán đầy đủ các yếu tố liên quan.

Không chỉ vậy, công tác thi công có thực hiện đầy đủ các tính toán đó hay không mới là vấn đề. Trước đây, khi đi cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam khảo sát thân đập cho thấy công trình đã rệu rạo lắm rồi.

Cái đập chắn chắn, nhưng gốc đập, đáy đập và nền đập yếu. Và nếu vấn đề này không được khắc phục triệt để thì đây là vấn đề rất nghiêm trọng, nhất là khi xuất hiện động đất kích thích do tích nước.

Dưới áp lực cột nước, nó có thể làm xói đáy đập. Và khi ấy, thân đập có cứng mấy cũng không thể giải quyết được vấn đề an toàn.

Vấn đề ở đây là cần xem xét tổng thể của công trình từ kết cấu thân đập, đáy đập, nền đập cho đến tất cả các hạng mục liên quan. Như bác sỹ vậy, cần chẩn đoán con bệnh chính xác từ các triệu chứng, chứ chưa chẩn đoán hết mà kết luận thì rất nguy hiểm.

Còn hiện tượng sạt lở bờ vai, theo tôi, đây là một hiện tượng rất nguy hiểm và chưa thể nói trước được điều gì. 

 
 
Sông Tranh 2: Chưa chẩn đoán mà kết luận rất nguy hiểm! Cái đập chắn chắn, nhưng gốc đập, đáy đập và nền đập yếu. Và nếu vấn đề này không được khắc phục triệt để thì đây là vấn đề rất nghiêm trọng, nhất là khi xuất hiện động đất kích thích do tích nước. Sông Tranh 2: Chưa chẩn đoán mà kết luận rất nguy hiểm!
 
GS.TS Nguyễn Thế Hùng
 
- Được biết, động đất kích thích do tích nước chỉ xuất hiện rung chấn trong phạm vi hẹp. Nhưng ở Sông Tranh 2, rung chấn đã lan rộng đến các huyện lân cận, cách xa cả trăm km. Vậy bản chất của các trận động đất tại đây là gì ?

Trước tiên, đây là khu vực nằm trên đới đứt gãy và đã có những hiện tượng động đất. Nên khi có thêm nhân tố tác động, tình hình sẽ càng xấu hơn, động đất sẽ mạnh hơn và càng nguy hiểm hơn.

Như một cơ thể đã yếu, khi có thêm những yêu tố môi trường bất lợi nó sẽ làm cơ thể càng yếu đi. Thậm chí có thể tử vong.

Còn động đất nơi đây là động đất kích thích do tác động của công trình và tích nước gây ra. Tích nước càng cao, thì động đất càng mạnh. Và tôi vẫn giữ quan điểm "không nên tích nước đến mực nước dâng", vì việc này rất nguy hiểm.

- Nếu sự cố xấu xảy ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Luật pháp đã quy định, người nào quản lý, vận hành công trình là những người chịu trách nhiệm nếu công trình xảy ra sự cố.

Thậm chí những người ngăn cản việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, sự an toàn công trình hoặc gây cản trở trong việc kiểm tra, khảo sát, đánh giá độc lập và không công khai vấn đề này thì những người đó là những người chịu trách nhiệm.

- Cảm ơn ông !
(Nguồn:Bửu Lân-Thủy Dương/VTC News)