|
Ảnh minh họa |
PGS.TS Trần Đình Chiến, Bệnh viện 103 trả lời: Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bàn tay cần phát hiện sớm, điều trị tích cực ngay từ đầu. Nguyên tắc điều trị nhiễm khuẩn bàn tay là không được chích rạch khi chưa có mủ. Khi đã có mủ thì cần chích rạch càng sớm càng tốt, cắt bỏ tổ chức hoại tử, bất động tốt, treo tay cao.
Sau khi ổn định nhiễm trùng cần tập vận động sớm, tích cực, thường xuyên để tránh dính và sẹo co kéo. Thời kỳ viêm tấy thì điều trị bảo tồn.
Ngâm ngón tay và bàn tay bằng nước ấm, dùng kháng sinh toàn thân. Bất động bằng nẹp cẳng bàn tay.
Vào thời kỳ đã làm mủ thì phải mổ, dẫn lưu mủ và cắt lọc sạch các tổ chức hoại tử. Khi phục hồi cần được tập sớm các ngón tay không bị tổn thương.