Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Các loài rắn lục ở Việt Nam

(09:44:55 AM 07/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn thuộc tám họ. Rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn hổ và rắn lục, cùng họ với những con bò sát đang xuất hiện nhiều và tấn công người dân ở Cần Thơ.

 

Rắn lục đuôi đỏ (Trimeresurus albolabris). Đây là loài rắn cực độc trong số các loài rắn lục. Thân của chúng có màu xanh, đuôi có màu nâu đỏ. Chiều dài thân khoảng 60 - 100 cm. Thức ăn của chúng là chuột, chim, thằn lằn và ếch. Chúng thường cư ngụ vào ban đêm trên mặt đất và nghỉ ngơi trên cây vào ban ngày.

Chúng sống ở vùng đồi núi có độ cao dưới 400 m, đôi khi nó cũng cư trú ở các khu vực thành thị. Đây là loài có mặt hầu như trên khắp lãnh thổ Việt Nam từ Cao Bằng cho đến Kiên Giang, Minh Hải.

Đây là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loại đẻ con, chúng không giống một số loài rắn khác ấp trứng mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại ngay trong bụng rắn mẹ. Lúc rắn mẹ mang thai thì nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.

Rắn lục đuôi đỏ có nọc độc và nguy hiểm. Loài rắn này gây ra nhiều vết thương nguy hiểm do vết cắn của chúng. Một số người dân ở Cần Thơ mới đây cho biết đã gặp và đập chết những con rắn này sau khi bị chúng cắn. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.

Rắn lục đầu trắng (Azemiops feae).

Theo trang web của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, con rắn màu đen đầu trắng này có tên Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae).

Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Rắn lục đầu trắng phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Các chuyên gia khuyến cáo, không nên bắt hay tấn công loài này khi gặp chúng. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.

Rắn lục núi (Ovophis monticola).

Rắn lục núi (Ovophis monticola) có đầu hình tam giác, mặt trên phủ những vảy nhỏ. Chiều dài cơ thể chúng khoảng 50 cm. Thức ăn chủ yếu của loài này là thú nhỏ, chim, thằn lằn, ếch nhái, theo website Sinh vật rừng Việt Nam.

Rắn lục núi thường ở vùng rừng núi, có độ cao lên tới 1.500 m. Chúng còn sống gần nơi ở của người như vườn, những bụi rậm gần trường học hay sân chơi. Rắn sinh hoạt về ban đêm. Tại Việt Nam, loài này sống ở Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Nội, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.

Rắn lục sừng.

Rắn lục sừng (Trimeresurus cornutus). Đầu chúng có hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy trên mắt phát triển thành cái sừng trên mắt. Kích thước trung bình của cơ thể là 50 cm. Rắn lục sừng sống ở rừng núi cao thuộc cái tỉnh Lào Cai, Thừa Thiên Huế. Trên thế giới chưa phát hiện loài rắn này. Ảnh: Sinh vật rừng Việt Nam.

Rắn lục trùng khánh.

Rắn lục Trùng Khánh (Protobothrop trungkhanhensis). Kích thước loài này khoảng 70 cm, khá nhỏ so với những loài thuộc giống Protobothrops. Chúng có đặc điểm: màu sắc mặt lưng, đầu của con đực và cái tương tự nhau có màu nâu xám nhạt. Chúng sống ở độ cao 500 - 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới

Cho đến nay, rắn lục trùng khánh mới chỉ được phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.

Rắn lục xanh (Trimeresurus stejnegeri)

Rắn lục xanh (Trimeresurus stejnegeri). Nhìn từ bên ngoài, rắn lục xanh tương tự với loài Trimeresurus popeorum, nhưng bộ phận sinh dục của nó có cấu trúc khác nhau về cơ bản, vì thế nhiều người nghĩ hai loài này là một.

Loài này thường sống ở khu rừng trên núi có độ cao tới 2.845 m. Là loài ăn đêm và nửa sống trên. Đôi khi chúng nghỉ hoặc đang săn lùng thức ăn gần các con suối trên núi. Thức ăn của chúng là động vật có vú nhỏ, chim, thằn lằn.

Rắn lục xanh phân bố ở Hòa Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai. Ảnh:Nguyễn Thiên Tạo.

Rắn lục von gen (Viridovipera vogeli). Đỉnh đầu và thân của loài này màu xanh lục, phần bụng màu xanh lục nhạt hơn. Giới khoa học chưa tìm hiểu rõ về thức ăn của rắn lục miền nam. Chúng thường ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500 m. Loài rắn này sống ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.

Rắn lục mũi hếch.

Rắn lục mũi hếch (Deinaglistrodon acutus). Đầu chúng có hình tam giác, mặt trên đầu có phủ lớp vảy lớn. Chiều dài cơ thể khoảng 80 – 150 cm, có khi tới 1.800 mm. Thức ăn của chúng là thú nhỏ, chim và bò sát. Rắn lục mũi hếch thường ở những vùng rừng núi cao bên suối nước, hoặc ở các nương rẫy.

Tại Việt Nam, rắn lục mũi hếch phân bố ở Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc. Ảnh:Sinh vật rừng Việt Nam.

 

 

(Nguồn: Hương Thu / VnExpress)